Hà Thu | Chat Online
21/04/2020 15:06:50

Viết một bài văn (khoảng 150 – 2000 chữ) trình bày cảm nhận về truyện ngắn “Trong tiếng sa quay”


Viết một bài văn (khoảng 150 – 2000 chữ) trình bày cảm nhận về truyện ngắn “Trong tiếng sa quay”. 

 

TRONG TIẾNG SA QUAY 

(Triều Ân)

    Tiếng sa quay nghe êm như tiếng gió ngàn, trong như tiếng xé gió của cánh chim yến mùa thu. Một thời, tiếng sa ru ta nằm ngủ say lúc nào không biết, bên cạnh mẹ ta kéo sợi suốt đêm trường.

    Lớn lên, ta nghe tiếng sa quay trên nhần ai mà lòng xao xuyến; tiếng sa không có tiếng sóng mà ta như say sóng; tiếng sa là âm thanh không phải chất lỏng cay cay nồng nồng mà ta thấy say như uống rượu nồng. Ta xem lại mình mới biết: Ta đã là con trai lớn đa tình đa cảm.

    Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Cầu Giấy Hà Nội, tôi được phân công đi dạy học ở một tỉnh xa. Ngày hè về quê. Hôm nay bỗng nhớ một người bạn gái vùng sơn cước, nổi tiếng học giỏi thông minh nhưng không dám đi xa nhà học lên cao chỉ vì gia đình chỉ có hai chị em gái nuôi nhau, bạn tôi là Hoàng Oanh, chị là Hoàng Yến. Về quay sa kéo sợi, hai chị em đều tài cả. Nhưng lòng tôi vương phải sợi chỉ của sa Hoàng Oanh, tôi đi xa vẫn nhớ day dứt; tôi trở lại thăm Oanh để được nghe tiengs sa quay như ngày nào mấy năm trước nghe thấy bên trong âm thanh ấy có chứa rượu nồng, chứa sóng biển.

    Gần đến nhà, tôi như nín thở, đi nhẹ chân. Ôi, tiếng sa, nghe như tiếng gió, nghe như có sóng biển chao đảo. Người đương quay sa chắc là Hoàng Oanh?

    Trong nhà yên ắng không có một tiếng nào khác ngoài tiếng sa quay. Cỏ cây quanh nhà, mái ngói mốc cũ lặng im phăng phắc.

    Tiếng sa cứ quay êm ái.

    Tôi định lên tiếng gọi Oanh nhưng nghĩ muốn tạo cuộc hội ngộ bất ngờ cho vui nên lại thôi.

    Nhẹ chân, lên khỏi thang, bước rất nhẹ qua sàn phơi vải, tôi đứng trong khung cửa ra vào…

    Một sự ngạc nhiên hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của tôi vì người đang ngồi quay sa không phải Oanh, không phải chị Yến, mà là một chàng trai hơn tuổi tôi, anh ấy mù mắt.

    Anh ấy là ai? Hay là chồng chị Yến, chồng Oanh?

    Tôi thoáng nghĩ nhưng vội gạt đi ngay vì hai chị em là hoa khôi của vùng ày, ít ra không phải lấy chồng tàn phế.

    Hay là chồng chị Yến? Tôi có biết chị Yến đã lấy hai đời chồng. Chồng trước là bộ đội trong chiến đấu, anh hy sinh, thành liệt sĩ. Chị lấy người chồng khác là anh Tùng, người cùng xã; tôi có quen; Tùng và Yến cùng học một lớp hồi học phổ thông.

    Đây là anh Tùng? Hoàn toàn không phải. Hay là anh Tùng đã mất, đây là người chồng thứ ba? Nhà cửa thôn chân núi này thưa thớt, muốn hỏi cũng không biết hỏi vào đâu.

    Người đàn ông ngồi ngay ngắn. mặt ngẩng cao. Hai con mắt mở lộ hai hốc sâu đăm chiêu. Sống mũi dọc dừa, hai làn môi mím chặt lại như có chút mỉm cười vui vui. Tay anh vẫn quay sa đều đặn.

    Tôi nghe trong tiếng sa quay có tiếng thở dài, có tiếng dòng nước vượt qua ghềnh ra biển, có tiếng gió mơ hồ buồn bã. Tôi phải lên tiếng, tưởng chừng đứng im năm phút nữa tôi sẽ phát cuồng.

    - Chào anh. Anh kéo sợi ạ?

    Tay sa cứ quay, tai anh như giỏng lên, đôi mắt chớp chớp.

    - Ai đấy? Ngồi lại gần đây nói chuyện cho vui!

    Tôi đi tới bên anh, ngồi xuống sàn. Anh ngừng quay sợi, tay với bộ ấm chén, rót nước mời. Anh hỏi ngay:

    - Thế nào, quen nhau chứ? Tôi nghe giọng nói hơi lạ.

    - Vâng. - Tôi thưa rồi mới biết câu trả lời thật mơ hồ. “Vâng” ở đây có nghĩa là quen hay có nghĩa là lạ? Tôi hối hận vì đối với người mù không ai nói hoặc nói đúng hơn, không ai có quyền nói dối. Tôi phải nói lại: - Thế này ạ. Em tên là Chân, người bản Lèng, đi dạy học ở Phú Thọ mới về nghỉ hè được năm hôm nay. Nhân được rỗi em định đến thăm chị Yến và Oanh.

    - Đúng rồi. Đúng rồi. - Anh mù hấp háy mắt cười trông tội nghiệp. - Oanh là em tôi, nó nói về anh cho tôi nghe đấy. Nhà chỉ có hai chị em, có gì đều kể lại cả gia đình cùng nghe mà. - Chắc anh xúc động, tay anh sờ soạng lên cánh tay, lên vai và mái tóc tôi. Anh nói chậm rãi: -Nó khoe rằng, anh Chân của nó đẹp trai lắm, làm giáo viên cấp ba, biết quý trọng mọi người, có tình cảm chân thật. Có đúng thế không?

    Tôi đâm ra lúng túng trước những câu hỏi bất ngờ nên chỉ cười tủm tỉm. Tôi hỏi anh để lảng tránh khỏi trả lời:

    - Em xin lỗi, với chị Yến anh là thế nào ạ?

    - À, tôi là chồng Yến.

    Trời ! Lại còn thế nữa. Tôi ôm lấy vai anh xúc động. Tôi thực tình không biết anh có phải là người chồng thứ ba của chị Yến không ? Tôi định hỏi ‘’Vậy người chồng kế của chị Yến là Tùng đâu ?‘’ nhưng làm sao tôi có thể mở mồm được ? Tôi giục anh : -Anh ơi ! Anh kể đi ! Em nghe thấy lạ quá.

    Người đàn ông banh hai hốc mắt ra. Khuôn mặt vuông vức ngẩng cao. Anh đặt chén nước xuống. Ngồi ngay ngắn và anh nói chậm rãi.

*

*   *

    Sao nói là ‘’lạ’’ được ? Ít nhất đời người phải có một tình yêu sâu sắc. Yến đã thế rồi Oanh cũng sẽ thế. Chân ơi, anh yêu, rồi anh sẽ hiểu.

    Yến đã yêu một người con trai tên là Thảo.

    Về tuổi tác Thảo hơn Yến bốn tuổi. Yến hơn Oanh sáu tuổi. Thảo mồ côi cha mẹ, gặp Yến nhân một phiên chợ anh đi mua dầu muối. Hai người đồng cảnh ngộ. Thảo và Yến thương nhau. Nhưng Yến hơn Thảo ở chỗ còn có mẹ già.

    Người ta bắt đầu yêu nhau từ đâu, Thảo không rõ. Còn Thảo đến với Yến rất tự nhiên và giản dị nữa.

    Một phiên khác vào lúc vãn chợ, Yến vừa bán xong quả lê cuối cùng, Thảo đi tới. Trông thấy Thảo, tự nhiên Yến bừng đỏ mặt lúng túng. Giây phút ấy qua đi, Yến lên tiếng :

    - Anh Thảo, anh theo em về thăm mẹ được không ?

    Thảo thấy lạnh ở má, nghĩ tới một điều chẳng lành.

    - Mẹ em làm sao ? Sức khỏe tốt không ?

    Yến bưng miệng cười. Biết rằng mình hiểu lầm, lòng Thảo ấm cúng lại. Lời mời ấy có sức quyến rũ lạ thường. Trong nắng thu, lần đầu tiên Thảo theo người thương về thăm mẹ.

    Về đến nhà sàn vùng sơn cước ấy, Thảo gặp mẹ Yến. Anh như đã gặp mẹ ở đâu ? Đầu bạc còn dumstocs ngắn lơ thơ. Trán, đuôi mắt, nhân trung nhăn nheo co rúm. Răng móm má hóp lại. Bộ áo chàm mặc trên người bạc phếch. Lục bớt mãi trong ký ức, Thảo mới nhớ rằng mình đã gặp hình ảnh những người mejgiaf này ở nhiều nơi. Và mẹ đẻ Thảo còn sống cũng từa tựa như vậy. Do đó Thảo có tình cảm đặc biệt với mẹ Yến.

    Mẹ Yến cười, một nụ cười làm nhăn nhúm toàn bộ mặt :

    - Cho người già hỏi : Anh là người thế nào với Yến lại đi chợ cùng về với nhau ?

    Thảo lúng túng. Yến từ dưới bếp chạy lên, giữ lấy cánh tay mẹ :

    - Ơ kìa. Mẹ lạ quá ! Sao mẹ hỏi thế ạ ?

    - Ừ, vì tao không biết. - Nói rồi mẹ cười. Từ lời trách của con gái, mẹ như mơ hồ hiểu ra điều gì. Mẹ lảng sang chuyện khác. - Mẹ bốn mươi bảy tuổi mới đẻ ra mày. Em mày thì tao đẻ ở tuổi năm mươi hai. Mày năm nay đã mười bảy tuổi. Tao tự biết sức khỏe tao thế này chẳng ở với chúng mày được bao lâu nữa. Mày sẽ nói gì với anh ấy đi.

    Yến quay ra lúng túng. Nhưng vốn thông minh, Yến toét miệng cười và chạy xuống bếp bưng lên một đĩa lê vừa gọt vỏ xong :

    - Thưa mẹ. Con sẽ nói với anh Thảo là con xin lỗi. Hôm nay vừa bán xong quả lê cuối cùng trong dậu thì anh mới đến chợ, làm con xấu hổ quá, con phải mời anh về nhà ta ăn lê. - Yến nói thánh thót dịu dàng, giọng nói dễ thương. Yến liếc mắt nhìn Thảo.

    - Em sẽ đền anh vì mấy quả lê mang đi chợ dành phần cho anh, em trót bán đi. Nhưng trước hết, con mời mẹ đã. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, mẹ ạ.

    Mẹ khen :

    - Ừ, phải …

    Vừa ăn lê, Thảo vừa ngắm nhìn nhà cửa. 

    Yến có ngôi nhà sàn rộng thênh thang. Một lát sau một cô bé khoảng mười một tuổi đi học về, ngôi nhà dù thêm người vẫn rộng mênh mông quá. Cô bé Oanh mười một tuổi ấy cứ quấn quýt bên Thảo, không biết xa lạ. Có lẽ nó thèm khát có một người anh trai.

    Trong lúc chờ Yến làm cơm chín, đi quanh nhà, thấy chỗ nào cũng đáng dọn dẹp quét tước, Thảo bèn thu xếp sạch sẽ. Mái nhà thiếu người đàn ông, nắng lọt qua khe ngói hở để bóng nắng hình quả trứng bày la liệt trên sàn nhà. Thảo bắc thang dọi lại mái ngói. Xong rồi anh lại xuống dưới sàn bổ củi, công việc ấy phải là công việc của đàn ông…

    Mọi hành động của Thảo không lọt khỏi con mắt của người già. Mẹ Yến nhắc con gái mổ gà, nấu cơm nếp ; trước khi vào bữa có thắp hương khấn vái tổ tiên và có cơm cúng.

    Khi chuẩn bị chia tay, mẹ gọi Yến nói riêng : - Là con gái đoan trang nết na không ai lại đi tiễn bạn trai ra khỉ ngõ. Nhưng Yến vui chân, ra đến ngõ đã quên lời dặn. Yến tiễn Thảo đến đỉnh đèo. Trên đoạn đường đi dài như vậy, hai người yêu dặn dò, hò hẹn nhau. Thảo ghi lòng tạc dạ lời Yến nói trên đỉnh đèo phân thủy.

    - Đời em chỉ biết quý một người con trai có nhiều nét đẹp như em hằng mơ ước, đó là anh.

    Hai tháng sau, mẹ Yến làm lễ cưới hỏi cho Yến và Thảo. Bên nhà Thảo không còn cha mẹ, nhà cửa chỉ là túp lều tranh dột nát. Thảo gửi rẻ ở hẳn bên nhà vợ.

    Hai tháng sau, qua nhiều cơn bệnh hoạn, mẹ Yến không qua khỏi. Phút hấp hối, mẹ có dặn con gái ăn ở một lòng với chồng con. Yến hứa trước người sắp khuất :

    - Vâng, đời con chỉ thờ có một chồng.

    Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chuyển giai đoạn. Theo lệnh động viên, Thảo tòng quân vào cuộc chiến tranh mà ta đã vốn quen mồm nói ‘’trường kỳ’’. Hai chị em lẽo đẽo đi theo tiễn Thảo.

    Thảo ra đi trong hoàn cảnh vợ chớm vào tuổi mười tám, em Oanh chớm tuổi mười hai ; hai chị em tự xem nhau với ngôi nhà sàn rộng thênh thang của bố mẹ để lại, cũng nhiều bịn rịn lắm. Nhưng Yến nói khỏe mồm như mọi người con gái của thế hệ đã làm vững lòng người lên đường: 

    - Trai thời chiến, hai vai còn nặng. Anh yên tâm lên đường. Mọi việc nhà em lo. Em còn đóng góp việc chung ‘’tất cả cho tiền tuyến’’ nữa. Em chờ anh ngày chiến thắng trở về.

    Những lời nói nghe như chân lý, Thảo thấy đơn giản nhưng lại quý như vàng, nên đã khắc sâu vào tâm khảm.

    - Nhưng ngày trở về là bao giờ, anh làm sao hẹn trước?

    Yến cười duyên, có thêm xúc động:

    - Anh đã chẳng kể em nghe chàng Ban Siêu đi chinh chiến trở về tóc đã điểm sương đó sao? Người ta sợ ngày gặp chồng tóc bạc. Em lại không sợ chút nào miễn là khi xong nhiệm vụ ở tiền phương thì anh về. Em vẫn đợi. Anh sẽ về, đừng vì rộng bước chân anh quên làng sơn cước.

    Thảo ôm hôn hai chị em trên đỉnh đèo phân thủy quen thuộc để kịp lên địa điểm tập trung. Thảo vừa đi vừa ngoái lại nhìn, bóng hai chị em vẫn đứng chơ vơ trên đỉnh đèo trông theo...

    Thảo đã ra đi. Sau dăm bữa nửa tháng, lòng thanh thản vô cùng. Cùng đồng đội, mắt Thảo chỉ còn biết nhìn lên phía trước, chiến đấu với quân thù để chiến thắng.

    Đôi lúc Thảo cũng nhớ nhà nhưng nhớ những lời Yến nói, lại thấy yên lòng. Mãi sau này từ chiến trường trở về Thảo mới biết cuộc sống của Yến ở nhà thật không đơn giản...

    Tiễn Thảo đi rồi, Yến đứng lại trên đỉnh đèo, hai hàng nước mắt rơi lã chã. Tay cứ vịn bám vào vai Oanh. Cứ như thế cho đến lúc nước mắt cạn, hai chị em mới quay về.

    Bước vào ngôi nhà sàn rộng thênh thang, lòng Yến thấy trống trải như lòng nhà đang trống vắng. Yến khóc, Oanh cũng òa khóc theo.

    Hai chị em, một mười tám, một mười hai, cùng khóc. Những lúc như thế này ai dỗ được ai? Mỗi người có nỗi niềm riêng. Yến thả tung xúc cảm mặc cho bảy nỗi hỉ nộ ái ố dục cụ ai dậy lên giày vò mình, mà trong đó thực tế nỗi hỉ đã mất đi từ nay mà luyến tiếc. Và Yến mới thấy những lời khỏe mồm khi lý trí tỉnh táo nói lúc chia tay nghe sao mà sướng mà nhẹ? Khi chia ly rồi mỗi tấm lòng cỏn con này phải chiu đựng bao đau đớn nặng nề?

    Oanh chắc là nghĩ khác? Oanh nín khóc trước, hỏi chị:

    - Chị Yến! Từ nay em không được đi học nữa phải không chị?

    Yến ôm lấy Oanh:

    - Chị khóc để bớt nhớ thương thôi, rồi mọi việc chị em mình vẫn cứ như mọi ngày có anh Thảo ở nhà. Chị mong Oanh học giỏi, chóng khôn lớn, đừng nghĩ ngợi nhiều.

    Chiều hôm đó, một việc xảy ra gần như đương nhiên khi gia đình thiếu một người đàn ông: Con beo vằn đến vác đi mất con lợn gần tạ. Yến không biết trách ai, nói với ai khi xóm làng thưa thớt, trong nhà không có một ai hơn tuổi mình để dựa. Mọi chiều, trước khi đi ngủ, anh Thảo đều đi quanh nhà kiểm soát, đóng cửa chuồng gà vịt, đậy điệm chèn gióng chuồng lợn chu đáo. Nếu có trách, Yến sẽ tự trách mình xưa nay vốn quen ỷ lại vào người khác để chiều hôm ấy không có được động hình đậy chuồng lợn.

    Nhưng khủng khiếp hơn là sự kiện hai năm sau xảy ra với Yến. Trên xã nhắn chiều mai Yến ở nhà sẽ có khách đến. Linh tính báo trước một sự việc chẳng lành sẽ xảy ra. Và “chiều mai” ấy đã dến. Huyện đội, Chính quyền, Đảng ủy xã, quản trị hợp tác xã mang vào nhà Yến một cái khung kính sơn màu, lồng bên trong là Bằng Tổ quốc ghi công, tin chính thức anh Lý Ngọc Thảo đã hy sinh ở chiến trường đánh Mỹ, mặt trận phía Tây. 

    Yến òa lên khóc. Yến vào buồng lấy mảnh vải trắng xẻ làm hai. Yến một, Oanh một, buộc lên đầu để tang. Yến khóc, Oanh khóc vì sự mất mát đau thương đến trong hoàn cảnh quá cay cực. Yến không cần biết các ban dựng bàn thờ, làm lễ truy điệu ra sao nữa. Yến chỉ thấy nghẹn ở cổ và hình như ngất đi. Yến chỉ còn nghe mơ hồ xa xăm tiếng ai nói “...chính sách hậu phương... có gì khó khăn chính quyền sẽ giúp đỡ...”.

    Khi Yến tỉnh dậy, trời đã sáng. Trời đất đang mờ nhòa hết. Oanh nhịn đói đến trường học.

    Lợn kêu. Gà cục tác. Con bò dưới sàn cọ sừng vào chân cột... Yến nén đau thương sống lại với thực tại. Yến cảm thấy hai chị em mình như đôi chim sau cơn bão tố bị vỡ tổ, bay giạt về chân núi. Đôi chim đang bơ vơ. Con chị xơ xác, đồ mặc xộc xệch, tóc rối bù chẳng cần chải chuốt.

    Yến lục trong sổ ra lấy tấm ảnh Thảo đem lồng vào khung Bằng Tổ quốc ghi công, thắp lên nén hương khấn vái, mong sao anh được mát vong linh, yên nghỉ nơi suối vàng.

    Đêm đêm, nỗi thương nhớ càng trỗi dậy. Yến chỉ biết nằm ôm chặt lấy cuộn chăn. Yến xoay người quằn quại. Yến cắn vào thành giường, cắn hết mọi chỗ cho đỡ nhớ nhung.

    Bao nhiêu đêm Yến đã phải sống trong nỗi nhớ vô hạn về người đã khuất. Yến dậy đi xay thóc. Cối xay quay cuồng như đầu óc Yến đang quay cuồng. Yến lại đi giã gạo, giã với nhịp độ nhanh liên hồi chưa từng thấy để quên đi tất cả. Nhưng lòng Yến cứ nặng như đeo đá. Yến đang mong có một người để tâm sự bớt đi nỗi bi thương.

    Vừa lúc ấy, Oanh chừng không ngủ được, cô gái mười bốn mười lăm tuổi ấy nói từ trên nhà vọng xuống dưới sàn:

    - Chị Yến ơi, chị giã quá nhanh như vậy có mỏi chân không, để em giúp?

    - Không đâu, Oanh ơi. Em cứ ngủ đi. Gà mới gáy canh một.

    Nhưng Oanh đã xuống sàn với chị. Tiếng cối giã gạo thình thịc êm đềm dần như mặt biển sau cơn sóng gào dữ dội trở lại phẳng lặng. Hai chị em vừa giã gạo vừa nói chuyện với nhau cho đến sáng.

    Ban ngày sáng ra, lòng  Yến thanh thản hơn. Hai chị em ai lại vào việc nấy. Sự thiếu vắng của một người đàn ông trong những công việc nặng nhọc đối với phụ nữ quá chịu đựng. Nhưng đêm đến sự cô đơn dậy lên tự sâu thẳm nào đó trong lòng, Yến còn thấy kinh hoàng hơn.

    Yến đã chịu sống như vậy trong nhiều năm tieepstheo. Nhưng cũng như một chén nước vừa rót xong từ phích ra nó nóng, theo thời gian cũng đến lúc nguội dần, nỗi nhớ nhung người đã khuất chỉ còn là nghĩa vụ. Duy có sự cô đơn vẫn là nỗi day dứt đeo đẳng trong Yến.

    Sáng hôm ấy Yến đang dắt bò lên nương, ra đến đàu ngõ thì gặp một người đi tới. Tuổi tác anh đang độ trẻ khỏe, dáng đi bệ vệ vì tạng người thấp, béo lẳn. Tóc anh xoăn. Nhìn kỹ Yến nhận ra người bạn học cùng lớp hồi học phổ thông: anh Tùng, giáo viên dạy ở trường huyện. Anh về nghỉ hè. Mà Tùng từ dưới huyện xuống, muốn về nhà phải qua làng của Yến.

    Sau khi chào hỏi vài lời để lấy lệ, Yến còn mời xã giao:

    - Hôm nào rỗi, mời anh Tùng sang nhà Yến chơi.

    Ngay chiền hôm đó Tùng đến nhà Yến, khi Yến đang chăn lợn. Tùng đến trong bộ quần áo lịch sự, thoang thoảng mùi nước hoa; đầu chải bóng; mặt đầy đặn và trẻ trung như xưa, hồi còn học một lớp với Yến. Tùng vẫn có tài kể chuyện hấp dẫn. Yến nghe mà say mê nên không đi làm nữa, Yến ở nhà kéo sợi.

    Hai ngày sau, Tùng lại đến thăm, mang theo cả quà bánh. Anh có giọng nói trong trẻo như con gái. Có nụ cười duyên. Oanh cứ sán lại gần anh. Khi Tùng đẫ ra về, Oanh khen:

    - Anh Tùng nói chuyện nghe hay quá. Anh ấy giỏi gì cũng biết.

    Yến nói cùng Oanh:

    - Có anh ấy thỉnh thoảng đến chơi, nhà ta đỡ troonhs vắng. – Yến bộc lộ cả tình cảm của mình với em gái: - Kể cũng thương, anh Tùng đẹp người đẹp nết mà chị ấy bỏ anh ấy kể cũng tội nghiệp cho anh.

    Bữa cơm chiều, hai chị em cứ trao đổi hoài về Tùng với tất cả thiện cảm.

    Và một phiên chợ sau, họ cưới nhau. Tùng đến gửi rể, ở hẳn nhà Yến. Một cuộc sống có lứa có đôi đến với Yến. Yến mãn nguyện sống bên anh Tùng, một nhà giáo đạo mạo, lịch thiệp.

    Chính vào dịp này Chân đến chơi nhà Oanh, còn học được nhiều điều ở người giáo viên ấy, nên mới nói:

    - Hạnh phúc lắm chị Yến ạ. Thật là một anh giáo viên có đức độ. Mai em lên đường đi học trường Đại học Sư phậm Hà Nội. Vài năm học xong, thi tốt nghiệp em cũng làm giáo viên.

    Yến thấy vui, Oanh cũng vui, vui vì anh Tùng là một giáo viên có đức độ hay vui vì Chân cũng sẽ được làm giáo viên như anh Tùng, cũng không rõ...

*

*      *

    Buổi sáng mùa thu mát mẻ.

    Hôm ấy Tùng đi dạy học. Yến ở nhà quay sa.

    Con chó dưới sàn nhà chạy ra đầu ngõ sủa dai dẳng. Yến có nghe thấy nhưng để mặc vì người khách nào cũng vậy thôi, họ có gọi, Yến mới chạy ra đuổi chó, nếu không đó chỉ là khách qua đường.

    Nhưng nghe ra tiếng sủa cứ lui dần về gần nhà. Mà nghe như ấy là tiếng sủa vui chứ không phải là tiếng sủa dữ. Có tiếng chân ai lên thang ? Tiếng chân đi qua sàn phơi vải, sàn nứa cọ vào nhau nghe là lạ. Yến vẫn quay sa chưa kịp làm gì thì người đàn ông ấy đã đi thẳng vào cửa.

    Yến nhìn thấy kinh hoàng, chạy lại bàn thờ chồng trước, tay run run lập cập đốt đèn thắp hương. Chị lầm rần khấn.

    Người khách đã đứng đằng sau Yến, trước bàn thờ. Hai bàn tay lạ đặt đặt lên vai Yến lạnh toát. Yến đứng như trời trồng, như chết đứng. Khách lên tiếng trước :

    - Yến !

    Yến quay lại nhìn người đàn ông và kinh hoàng hơn :

    - Đây là con ma hay con người ? Trời ơi ! Gì thì cũng ra khỏi nơi đây ngay, đừng đến phá hoại hạnh phúc của chúng tôi. Đi ngay cho tôi nhờ !

    Yến úp mặt vào hai bàn tay, gục lên bàn thờ liệt sĩ khóc nức nở. Yến lại nhìn lên bàn thờ, nói với ảnh người đã khuất :

    - Anh Thảo. Em vẫn thờ anh, thắp hương, hằng ngày cúng cơm bữa, mong anh yên nghỉ nơi xa vắng, đừng hiện về phá hạnh phúc em. Anh sống khôn chết thiêng, hồn anh ở lại nhà, còn con ma hiện hình thì hãy rời khỏi nhà này ngay. - Yến úp mặt khóc thổn thức và thét lên như cuồng như dại. - Đi ngay, biến khỏi nơi này cho tôi nhờ. Tôi là gái có chồng hu … hu…

    Khách thấy sự tiếp xúc ban đầu hơi lạ nên đã đứng ra xa rồi ngồi bệt xuống sàn nhà quan sát. Nghe đến lời thét cuồng ấy, anh đứng lên, mạnh dạn bước đến ôm lấy Yến:

    - Yến ! Vợ yêu của anh ! Em làm sao ? Điên à ? Thảo đây. Anh về nhà em lần đầu khi còn mẹ, cùng mẹ và em ăn những miếng lê ngọt lịm ấy mà. Em Oanh đâu ? Nay Thảo về rồi, Thảo như Ban Siêu đi chinh chiến trở về. Tóc anh chưa điểm bạc đâu. Anh rộng bước chân nhưng không quên làng sơn cước… Anh Thảo đây !

    Nghe bằng ấy lời, Yến thấy vững dạ hơn. Ngước mắt nhìn, thấy đúng con người bằng xương bằng thịt, Yến hỏi :

    - Thật ư, anh Thảo !

    - Thật, anh đây !

    - Người ta đã báo tử. Anh là liệt sĩ mà ?

    Thảo nhìn vào đôi mắt mở tròn xoe ngây thơ, kinh ngạc ấy và anh phá lên cười.

    - Trời ơi, chiến tranh ! Ngàn lần anh nguyền rủa chiến tranh ! Trong chiến tranh việc báo tử nhầm lẫn là chuyện thường tình, Yến ơi !

    Và hai người ôm nhau khóc xúc động…

    Ôi, bao đau đớn, chiến tranh đã mang bao nỗi éo le cho con người ? Yến muốn làm người vợ thủy chung của người ra đi chiến đấu bỗng nhiên bị đeo tiếng phụ bạc, lộn chồng ư ? Hỡi chiến tranh, chiến tranh đã gây ra bao thảm cảnh, để ta phải mất mát quá nhiều thứ ? Anh Thảo ơi ! Anh Tùng ơi ! Yến sống thế nào bây giờ ? Thà em chết đi còn hơn ư ? Thế này là thế nào ?

    Yến phát hoảng la lên a a, Yến khóc, Yến cười… Bỗng Yến đẩy Thảo ra, xõa tóc, thét lên như hóa rồ :

    - Anh Thảo. Anh đi đi.

    - Đi đâu ? - Thảo vẫn dịu dàng.

    - Đi đâu thì đi. Anh rời nơi này ngay không chậm chễ một phút. - Yến vai nài hạ giọng khóc hu hu.

    - Anh làm gì còn nhà mà đi !

    - Nhưng anh cứ phải đi ! Em không biết thế nào là phải nữa.

    -Thế còn những lời thề thốt, hứa hẹn xưa kia ? Em nói những gì với mẹ em trong giờ phút mẹ em hấp hối ?

    - Không được, anh Thảo ơi. - Yến van vỉ yếu ớt. - Anh đi đi. Hãy thông cảm cho em. Em là gái có chồng. Chồng em sắp về. Chồng em có tội tình gì đâu...

    Nói rồi Yến khóc gào lên như đứa trẻ khóc . Tóc xõa, mặt tái. Yến mếu máo như người điên...

    Thảo thấy bẽ bàng, đeo cái ba lô tàng lên vai, lững thững bước ra khỏi nhà. Chân anh cất bước nặng nề trên đường quê.

    Anh sẽ về đâu, anh nào có biết? Hôm qua xuống xe, anh hăm hở bước. Đường quê vắng vẻ, không gặp một ai để biết trước sự việc ở nhà đã xảy ra, anh chỉ mong gặp lại Yến, để Yến vui sướng tột độ về người chồng mình từ lâu vắng thư từ tin tức. Anh bị thương trong chiến tranh, anh phải điều trị qua nhiều bệnh viện; nơi nào cũng xa bưu điện hoặc không kiếm đâu ra con tem để gửi thư. Cuối cùng anh anh được chuyển về điều dưỡng ở trại thương binh ... và anh đã được trở về với xóm núi khuất nẻo này.

    Nhưng không  ngờ mọi việc xảy ra ngoài sức tưởng tượng... Đến như anh còn sống rành rành đây, khi chiến trường im tiếng súng, chắc mặt mũi anh méo mó không ai nhận ra Lý Ngọc Thảo; đồng đội đã báo cáo lên trên: Thảo hy sinh. Cơ quan chức năng đã làm hết trách nhiệm: báo tử... Anh suy nghĩ nhiều về cuộc đời quá khứ tương lai mà thấy đắng ở miệng...

    Qua cuộc tiếp xúc với Yến, anh thấy càng thương Yến. Liệu qua chiến trah có bao nhiêu người phải chịu hoàn cảnh như Yến? Yến gáo chồng khi còn quá trẻ, có giấy báo tử chồng rành rành; sau đó thời gian dài Yến chịu đựng cảnh cô đơn và Yến lấy chồng khác là đương nhiên, hợp lẽ phải và nhâ đạo. Trên đương về quê, có lúc Thảo lãng mạn nghĩ ra một câu có hình ảnh để nói với vợ lúc gặp nhau ấy để bộc lộ hết nỗi lòng của mình: “Này Yến ơi, dù xa cách anh vẫn về với em như con ong nhớ hoa ngàn nhiều phấn thơm, anh không quên em, Yến còn sống anh lấy người, chết anh lấy xương”. Nhưng sự thật đã khác. Về lẽ phải Thảo đã bị gạt ra ngoài lề đường. Anh thấy rõ mình mất mát quá nhiều nhưng vẫn thấy cái tự hào của một chàng trai ở chiến trường về.

    Nên anh thông cảm, dẽ dàng chấp nhận thái độ của Yến trong lời van xin: “Anh đi đi hãy thông cảm cho em.  Em là gái có chồng. Chồng em sắp về. Chồng em có tội tình gì đâu...”. Nghĩ vậy, Thảo nhẹ bước qua đèo núi.

    Về phía Yến khi Thảo đi rồi, Yến đau khổ, bàng hoàng. Yến khép cửa nằm dài vì Yến không thể nghĩ khác, hành động khác. Yến sẽ đau khổ biết nhường nào nếu gặp lại Thảo mà phải bỏ anh Tùng? Và nếu vậy coi như Yến đi lấy chồng lần thứ ba? Anh Tùng mới đến với Yến hai tháng hè qua. Một người bị vợ bỏ, một người chết chồng, gặp nhau thương mà lấy nhau. Ai dám nói rằng tình nghĩa không mặn nồng khi hai cõi lòng cô đơn tìm nhau? Chịu thôi. Yến cứ nằm dài đấy chờ anh Tùng về để khoe với anh...

    Chiều tà Tùng cùng Oanh mới về vì hôm nay nhà trường lao động xã hội chủ nghĩa.

    Vào nhà, biết Yến mệt, Tùng cởi quần áo ngoài, mặc vào mình bộ quần áo lao động, cùng em vào bếp và làm mọi việc gia đình. Thấy bếp nguội lanh, nồi một nơi vung một nơi, Tùng mới biết trưa nay Yến nhịn cơm.

    Với tạng người lùn thấp béo tròn, Tùng chạy ra chạy vào, trông đến thương. Tùng pha cho vợ một cốc sữa.

    Khi ấy trăng đã lên. Ánh trăng chiếu chênh chếch vào đầu hồi làm sáng cả phòng Yến. Tùng bưng cốc sữa vào phòng, không thấy Yến đâu. Tùng cùng em lúi húi nấu cơm, chăn lợn. Con bò thả rông cả ngày cũng đã về chuồng và vào gầm sàn gõ sừng lên gióng. Tùng đóng chuồng gà, chèn chuồng lợn...

    Làm xong bao nhiêu công việc rồi vẫn không thấy Yến về, anh bắt đầu lo, linh cảm như thấy điềm chẳng lành đã xảy ra. Nhưng không muuons làm xao xuyến nỗi lòng vô tư của người em vợ, Tùng cứ để mặc Oanh lúi húi làm việc nhà, anh đi trong ánh trăng tìm Yến.

    Bóng anh côi cút đi như anh đang cô đơn bước trên đường trăng. Anh đi dọc suối, thỉnh thoảng dòm ngó vào những vực sâu. Anh đi vào rừng, banh mắt nhìn vào bóng tối để hy vọng trông thấy một bóng người, nhưng đều vô vọng. Anh nhớ đến cái ghế đá tự nhiên ở giữa rừng đào; nhớ cái đêm cách đây hai tháng, khi những quả đào trĩu cành đang chín, hai người cô độc đã tìm đến nhau, một người bị vợ bỏ, một người chồng hy sinh, họ tình tự... Và đêm ấy, họ thổn thức dưới đêm trăng; sương khuya làm ướt áo họ mới chia tay. Hai phiên chợ sau, Tùng đến nhà Yến gửi rể, lên xã đăng ký kết hôn, thành vợ thành chồng. Cái ghế đá giữa rừng đào thành vật kỷ niệm.

    Quả nhiên, khi Tùng đến giữa vườn đào, từ xa anh đã nhìn thấy bóng Yên đang ngồi như pho tượng gỗ trên cái ghế đá quen thuộc. Anh đi tới và lên tiếng gọi vợ với giọng yêu thương:

    - Yến! -  Em yêu quý của anh!

    Yến không thưa, ngồi như ngây dại. Tùng là giáo viên nổi tiếng nhẫn nại kiên trì dạy dỗ học sinh, không bao giờ quát mắng các em; anh đối xử với Yến cũng thế, dù lúc đó Yến lỡ lời nói câu bất nhã với anh, Tùng ôm lấy tấm thân nóng hổi của Yến, anh bộc lộ hết tình thương yêu. Nhưng Yến cứ yên lặng, lâu lâu lại thở dài...

    Yến chỉ muốn khoe với anh về thái độ và cử chỉ dứt khoát mà trưa nay Yến đã xử sự với Thảo. Nhưng khi Yến quay lại ôm lấy tình thương mặn nồng của Tùng, ôm lấy thân hình béo tròn và lạnh toát của anh, Yến lại chỉ thêm tuôn những dòng lệ chứa chan ... không khoe được lời nào.

    Cuối cùng Yến cũng phải kể lại mọi chi tiết  về sự việc đã xảy ra. Yến nhìn vẻ mặt Tùng mà thương anh vì anh đã mang hạnh phúc đến với Yến lúc cô đơn nhất. Tùng đến đúng lúc Yến đang khao khát tình cảm. Yến thầm cảm ơn anh. Tuy không nói ra lời nhưng Yến thầm hứa rằng Yến không bao giờ phụ bạc một con người có lòng tốt và độ lượng như anh Tùng... Nhưng cũng qua hai tháng sống chung ấy, Yến đã biết được ít nhiều lý do về người vợ trước đã bỏ anh đi về nhà mẹ đẻ. Yến buột mồm:

    - Làm thế nào đươc, anh Tùng ơi, sự thật đắng cay nó thế?

    Tùng cuốm chặt Yến như sợ lỏng tay để xổng mất Yến. Lòng anh, toàn thân anh run lên từng đợt. Yến cứ để mặc vậy. Và lệ cứ chứa chan cả hai người. Họ ôm chặt nhau không thể nói nên lời, tưởng chừng rồi sẽ cùng hóa đá.

    Gà đã gáy canh hai.

    Tùng mới thổ lộ được với vợ những lời nói vừa thoát khỏi cơn bão táp từ cõi lòng sâu thẳm bằng giọng xưa nay vẫn trong trẻ như con gái:

    - Yến ơi! Chúng ta lấy nhau không sai phạm luật lệ gì. Chung sống với Yến hai tháng qua, Tùng đỡ cô đơn, được sống hạnh phúc có đôi có lứa, Tùng cảm ơn Yến...  Nhưng khi mẹ đẻ anh ra, bà mụ không ban cho anh đầy đủ để được sống hạnh phúc, để đến nỗi cơ thể anh có khuyết tật. Anh ở với Yến cũng chẳng thể có con. Ngày nay anh có quyền giữ lấy tình nghĩa vợ chồng ta trong luật pháp. Nhưng nếu như anh cố chấp như vậy hóa ra anh sống ích kỷ hẹp hòi, thậm chí trở thành người tàn nhẫn vô đạo nữa... Yến ơi... Anh đi... Thảo sẽ về với Yến...

    Tùng buông tay không ôm Yến nữa. Yến cứ để mặc Tùng gỡ cả tay mình ra... Yến nhìn theo Tùng côi cút, bóng anh nhòa đi bước dưới ánh trăng. Yến nuốt nước mắt, cô đơn thổn thức.

    Sáng sớm, trời còn mờ đất, Yến đánh thức Oanh cùng đi lên chợ huyện. Hai chị em đi hun hút như chạy. Sương mù rẽ lối cho hai chị em bước. Họ vừa đi vừa tâm sự. Oanh bước cứ váp vì bị cuồng chân. Ho đi về hướng trường phổ thông cấp ba, nơi anh tùng dạy học. Nhưng qua trước cổng trường họ không rẽ vào. Họ cứ đi. Yến cùng Oanh lên bến xe ô tô.

    Trên bến khi đó hành hách đang thứ tự lên xe để xếp chỗ ngồi.

    Oanh đã nhìn thấy anh Thảo, bèn sán lại gần và níu áo anh. Người thương binh, tay cầm nạng ấy quay lại, không nhận ra ai, Oanh gọi anh:

    - Anh Thảo! Oanh cùng chị Yến đến đón anh về. Anh trở về nhà đừng đi đâu nữa.

    Từ đó một cuộc sống thanh bình yên ả đến với nhà hai vợ chồng Yến ở xóm chân núi với và nóc nhà lác đác. Nhà có thêm Oanh sống trong đợi chờ anh Chân và hy vọng.

    Ba năm trời, Yến đẻ hai con, một trai, một gái.

    Và tai nạn bỗng xảy đến: những đám khói bom màu da cam ở chiến trường Tây Nguyên nay đã tác quái, cướp đi của Thảo hai con mắt. Thời gian triền miên đối với Thảo chỉ là một đêm tối mênh mông.

    Yến chỉ biết khóc.

    Được tin này, Tùng mang quà, mang sữa bò đến thăm. Khi ra về, chắc để khỏi bận lòng người tối mắt nên Tùng cố dậm mạnh chân đi qua sàn xuống đường rành rẽ. Yến chỉ tiễn chân và dừng lại ở khung cửa rồi quay vào an ủi Thảo.

    Thế là một đoạn đời cay cực lại đến với Yến.

    Thảo suy nghĩ nhiều và cuối cùng phải chọn lấy một cách sống, dù với hoàn cảnh nào Thảo vẫn giúp được Yến gánh vác công việc gia đình và nuôi con... Nên Yến ddaxdayj Thảo cách quay sa kéo sợi cho hơp tác xã lấy công điểm...

    Đây, cái sa này đây...

    Thảo chỉ tay vào cái sa bên cạnh.

    Anh banh hai hốc mắt. Khuôn mặt vuông vức ngẩng cao. Anh ngồi ngay ngắn hướng và vô tận. Vừa đúng tầm tay, một tay anh cầm cái ngõng quay, một tay anh cầm con bông đang nhả sợi . Tiếng sa quay nghe êm ái như tiếng gió ngàn  thổi, như tiếng suối xa, lại như tiếng chim giang cánh đua bay trên không trung êm ả...

    Vừa khi đó cùng một lúc tôi nghe xa xăm từ chân rừng vọng lại tiếng đàn ve rừng đã dạo bản nhạc báo trời mưa, vừa nghe gần đây dưới chân thang lên sàn có tiếng líu ríu của bà mẹ trẻ đùa với con. Anh Thảo thính tai nói ngay:

    - Yến đấy. Nhà tôi đi làm về qua nhà trẻ đón con.

    Tôi đứng dậy ra cửa dón chị. Yến reo lên:

    - A chú Chân! Chú có gặp Oanh không? Nghe nói Chân về hè, sáng nay Oanh sang thăm đấy. - Chị Yến cười vui vẻ. - Gớm chú là chúa nói văn hoa. Sợi chỉ sa của Oanh vướng vào lòng chú à; nghe nó nói trong thư chú gửi về viết thế, đúng không? Nhè nhẹ thôi, Chân nhé, đừng để sợi chỉ đứt mà phải nối lại có mấu.

    Tôi cũng cười và buột mồm nói:

    - Tiếng sa quay của Oanh và của cả anh Thảo nữa đều làm lòng em xao xuyến rung động chị ạ. Chĩ hãy nghe xem tiếng sa anh Thảo đang nói những gì kìa...

    Thảo đang ngồi ngay ngắn, hướng và vô tận. Anh nở nụ cười, tay cứ mải quay sa vi vu...

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn