Albus Godirc | Chat Online
23/04/2020 19:10:06

Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau


1. Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau: (2,0đ)

a) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

                                                              (Nguyễn Thành Long)

b) Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng.

                                                                        ( Băng Sơn)

c) Bỗng nhận ra hương ổi

   Phả vào trong gió se

   Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về.

                                            (Hữu Thỉnh)

d) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

                                                                         (Kim Lân)

e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?

                                                                   (Nguyễn Huy Tưởng)

 

g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.

                                                                                        (Nguyễn Quang Sáng)

h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.

                                                                                         (Nguyễn Thành Long)

2. Chuyển các từ in đậm thành khởi ngữ trong các câu sau  (có thể thêm các quan hệ từ hoặc trợ từ thì):

 (1,0 đ)

a) Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.

b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.

c) Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.

d) Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.

3. Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai. (1,0 đ)

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

4. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.(1,0đ)

a) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

                                                                                                  (Thanh Tịnh)

b) Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.

                                                                                                 (Khánh Hoài)

5. Viết bài văn ngắn (khoảng 3 trang giấy) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: (5,0 đ)

          Đất nước bốn ngàn năm

          Vất vả và gian lao

          Đất nước như vì sao

          Cứ đi lên phía trước.

 

          Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

                (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn