Khoanh vào ý đúngCâu 1: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng tất cả các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. A. Đúng B. Sai Hiển thị đáp án Câu 2: Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn? A. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết B. Dùng câu nối C. Dùng các quan hệ từ D. Câu A và B đúng Hiển thị đáp án Câu 3: Cho đoạn văn sau: Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa. Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) Hai đoạn văn trên có mối liên hệ liên kết như thế nào? A. Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì. B. Hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa. C. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian. D. Cả A, B, C đều đúng Hiển thị đáp án Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4 – 6: Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ. (Theo Lê Trí Viễn) Câu 4: Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học? A. Khâu tìm hiểu B. Khâu cảm thụ C. Khâu hoàn thiện bài viết D. Câu A và B đúng Hiển thị đáp án Câu 5: Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì? A. Từ “sau” B. Từ “bắt đầu”, “sau” C. Từ “bắt đầu”, “sau”, “thế là” D. Cả A, B, C đều sai Hiển thị đáp án Câu 6: Hai đoạn văn trên có quan hệ liệt kê, với việc sử dụng các từ ngữ có tác dụng liệt kê để chỉ các khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. A. Đúng B. Sai |