Bài 1. Dựa vào kiến thức đã học về các kiểu câu ( xét theo mục đích giao tiếp), em hãy hoàn thiện sơ đồ sau:
Bài 2. Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây:
a/ Mỗi câu “ Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. ( Tô Hoài)
b/ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. ( Đoàn Giỏi)
c/ Các con ơi, đây là buổi học cuối cùng thầy dạy các con. ( A. Đô-đê)
d/ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng, nhanh như cắt. ( Võ Quảng)
Bài 3. Những câu trần thuật in đậm dưới đây có gì đặc biệt? Chúng được dùng nhằm mục đích gì?
a/ - Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi. ( Khánh Hoài)
b/ - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. ( Tô Hoài)
Bài 4. Cho biết những câu chứa từ “hứa” sau đây thực hiện những mục đích gì. Dựa vào đâu mà em biết?
- Em để nó ở lại- Giọng em ráo hoảnh – (1) Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? (2) Anh hứa đi.
- (3) Anh xin hứa. ( Khánh Hoài)
Bài 5. Trong các câu sau, câu nào là câu phủ định ?
a. Làm gì có chuyện đó.
b. Câu chuyện đó có lẽ là một câu chuyện hoang đường nhưng không phải là không có ý nghĩa.
c. Chúng con không đói nữa đâu.
d. Tôi đi chưa ra khỏi ngõ thì đã gặp nó.
Bài 6. Tìm câu phủ định miêu tả và phủ định phản bác trong các câu sau:
a. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc.
b. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này.
c. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
d. Đâu có chuyện ngược đời đó xảy ra.
Bài 7. Chỉ ra sự khác nhau của hai câu sau:
a. Tôi chưa ăn cơm
b. Tôi không ăn cơm.
Bài 8: Có ý kiến cho rằng: “ Trần Quốc Tuấn là một vị chủ tướng căm thù giặc sâu sắc và có tấm lòng yêu nước thiết tha”. Dựa vào văn bản “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập tổng – phân - hơp (khoảng 10 câu) làm rõ ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán ( Gạch chân và chú thích rõ)
GỢI Ý, HƯỚNG DẪN
Bài 1
Bài 2:
Ví dụ
Câu trần thuật
Mục đích
a
(1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
Kể
(2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất.
Miêu tả
b
Càng đổ dần ….sắc xanh cây lá.
Miêu tả
c
Các con ơi, đây là buổi học cuối cùng thầy dạy các con.
Thông báo (Tuyên bố)
d
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng, nhanh như cắt.
Miêu tả (Nhận xét)
Bài 3
Các câu TT này đều sử dụng các động từ : Chào, khuyên …làm vị ngữ đê thức hiện các mục đích (hành động) do các ĐT đó biểu thị
Câu TT
Mục đích
a/ - Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.
Chào
b/ Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Khuyên răn
Bài 4
Ví dụ
Kiểu câu
Mục đích
(1) Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.
Trần thuật
Yêu cầu
(2) Anh hứa đi.
Cầu khiến
(3) Anh xin hứa.
Trần thuật
Hứa hẹn
Bài 5. Các câu phủ định:
b. Câu chuyện đó có lẽ là một câu chuyện hoang đường nhưng không phải là không có ý nghĩa.
c. Chúng con không đói nữa đâu.
d. Tôi đi chưa ra khỏi ngõ thì đã gặp nó.
Bài 6.
- Câu phủ định miêu tả:
a. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc.
b. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này.
- Câu phủ định phản bác:
c. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
d. Đâu có chuyện ngược đời đó xảy ra.
Bài 7. Căn cứ vào sự khác nhau của hai từ phủ định “ chưa” và “ không” để chỉ ra sự khác nhau của hai câu.
- Chưa: dùng để phủ định sự có mặt của sự việc tại một thời điểm nào đó. Sự việc “ tôi ăn cơm” không diễn ra tại thời điểm nói nhưng có thể diễn ra sau đó.
- Không: dùng để phủ định toàn bộ. Sự việc “ tôi ăn cơm” sẽ không diễn ra.
- Không có thể dùng để phủ định bộ phận: sự việc “ tôi ăn” diễn ra, nhưng không ăn cơm mà ăn cái khác.
Bài 8. Viết đoạn văn
1. Hình thức:
- Đoạn văn tổng – phân – hợp , 10 câu ±2
- Sử dụng 1 câu cảm thán
- Phạm vi dẫn chứng: đoạn trích “ Hịch tướng sĩ”
2. Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau
* Ý chủ đề: Trần Quốc Tuấn là một vị chủ tướng căm thù giặc sâu sắc và có tấm lòng yêu nước thiết tha
* Các ý phân tích:
- Trần Quốc Tuấn là người có lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Ông đã tố cáo những tội ác tàn bạo của quân giặc, cho thấy thái độ hống hách, tham lam của chúng: đòi ngọc lụa, bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Bọn chúng còn ngang ngược: đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.
+ Những tội ác của quân giặc đã được tác giả thể hiện bằng những câu văn biền ngẫu với giọng văn đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ. Các hình ảnh ẩn dụ” uốn lưỡi cú diều” “ thân dê chó” đã thể hiện rõ sự căm phẫn, thái độ khinh bỉ cực độ của tác giả.
+ Tác giả đã khơi gợi lòng tự tôn, tự trọng dân tộc; khơi gợi lòng căm phẫn trước tội ác của kẻ thù trong lòng tướng sĩ. Từ đó, ông kêu gọi ý thức trách nhiệm, tinh thần trung quân ái quốc của quân sĩ đứng lên chiến đấu chống lại quân xâm lược.
- Trần Quốc Tuấn còn là vị chủ tướng có lòng yêu nước tha thiết.
+ Trong bài hịch, ông đã trực tiếp bày tỏ nỗi lòng với quê hương, đất nước.
+ Vị chủ tướng đã thể hiện nỗi đau đớn đến thắt tim, thắt ruột trước cảnh nước mất nhà tan: “ tới bữa quên ăn”, “ ruột đau như cắt..”, “ nước mắt đầm đìa”
+ Ông uất ức, căm tức sục sôi khi chưa trả được thù, mong muốn “ xả thịt”, “ lột da”, nuốt gan” quân giặc để rửa mối nhục cho quê hương.
+ Sẵn sàng chiến đấu hi sinh, một lòng xả thân bảo vệ đất nước: “ Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ..ta cũng vui lòng”.
* Ý chốt: Bằng những lời văn sâu sắc, gan ruột, cô đọng, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ nhà Trần khi tổ quốc lâm nguy, kêu gọi tướng sĩ hãy sẵn sàng chiến đấu cho tổ quốc.