Viết 4 đoạn văn giải thích nội dung ý nghĩa của 4 câu tục ngữ sauĐỀ CƯƠNG ÔN LUYỆN MÔN NGỮ VĂN LỚP 7A, 7B
A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Phần văn bản: 1. Tục ngữ: - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Tục ngữ về con người và xã hội 2. Văn bản nghị luận: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) II. Phần tiếng Việt: - Rút gọn câu - Câu đặc biệt III. Phần Tập làm văn: - Đặc điểm của văn bản nghị luận - Cách lập ý cho bài văn nghị luận - Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận B. ÔN LUYỆN Bài 1: Viết 4 đoạn văn giải thích nội dung ý nghĩa của 4 câu tục ngữ sau: a. Tấc đất tấc vàng b. Đói cho sạch, rách cho thơm c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây d. Thương người như thể thương thân Gợi ý cách viết đoạn văn: - Giới thiệu và trích dẫn câu tục ngữ - Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ (nếu có) - Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ - Liên hệ trong thực tế cuộc sống (nêu dẫn chứng tiêu biểu, chân thực) - Nêu suy nghĩ của em Bài 2: Viết đoạn văn (10-12 câu) chứng minh luận điểm: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân ta. Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt hoặc câu rút gọn (Gạch chân các câu đó) Gợi ý cách viết đoạn văn: - Câu nêu vấn đề hoặc câu nêu luận điểm - Tinh thần yêu nước được thể hiện trên những phương diện nào? Vì sao được xem là truyền thống quý báu của dân ta? - Lấy các dẫn chứng trong lịch sử dân tộc ta để chứng minh rõ điều đó? - Khẳng định và bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về tinh thần yêu nước của dân ta? Bài 3: Lập dàn bài chi tiết cho hai đề bài sau: 1. Không thể sống thiếu tình bạn 2. Lối sống giản dị của Bác Hồ Gợi ý cách lập dàn bài: Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề:…………………. - Nêu vấn đề nghị luận: …………….. Thân bài: Luận điểm 1:…………………… - Vì sao nêu ra luận điểm đó? - Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? - Nêu luận điểm đó có ý nghĩa gì? Luận điểm 2:…………………… - Vì sao nêu ra luận điểm đó? - Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? - Nêu luận điểm đó có ý nghĩa gì? Luận điểm … Kết bài: - Khẳng định vấn đề:… - Nêu suy nghĩ, nhận thức, liên hệ,… |