BÀI TẬP
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Hỡi đồng bào cả nước, "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.[…]
….Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”
a) Đoạn trích trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
b) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên
c) Tìm trong văn bản trên ít nhất 1 câu cảm thán.
Câu 3: (Tập làm văn) Chứng minh rằng , trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
GỢI Ý LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN
I.MỞ BÀI
-Giới thiệu sơ lược và tác giả, tác phẩm. - GIới thiệu vấn đề cần chứng minh (luận đề)
II. THÂN BÀI
Hs trình bày thân bài tách thành nhiều đoạn, làm rõ trọng tâm luận đề thành 3 luận điểm
theo gợi ý sau:
Luận điểm 1: Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn dám tố cáo tội ác của giặc, vạch rõ
những hành động sai trái của các tướng sĩ. HS đưa dẫn chứng lấy từ trong bài Hịch tướng sĩ để làm rõ luận điểm, phân tích vấn đề
theo từng ý nhỏ của luận điểm đồng thời dựa trên những hiểu biết về lịch sử, về cuộc
chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên để nêu suy nghĩ, cảm xúc ; khuyến khích lồng
ghép các yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục. Luận điểm 2: Vì lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, Trần Quốc Tuấn bày tỏ nỗi căm
phẫn tột độ trước bọn giặc đồng thời bày tỏ nỗi lòng của ông trước cảnh nước mất nhà tan, nhận định tình hình hiện tại của đất nước. -Phân tích theo hướng dẫn ở luận điểm 1
Luận điểm 3: Vì lòng yêu nước, ông vạch rõ ranh giới với kẻ thù, khuyên nhủ, khích lệ
các tướng sĩ quyết chiến quyết thắng với bọn giặc. -Phân tích theo hướng dẫn ở luận điểm 1
Sau khi trình bày thành các đoạn, mỗi đoạn là một luận điểm để làm sáng tỏ luận đề, HS phải có các câu chốt nhận định, đánh giá, cuối thân bài phải nêu suy nghĩ của bản
thân về vấn đề đã được làm sáng tỏ.
III.KẾT BÀI
-Nêu đánh giá, nhận xét, cảm nghĩ về vấn đề đã làm sáng tỏ.