Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
1. Tính "truyền thống" của lòng yêu nước được làm rõ trong văn bản bởi yếu tố nào?
2. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " cho ta hiểu về điều gì?
3. Có thể đảo vị trí những động từ"kết thành, lướt qua, nhấn chìm" trong câu văn thứ ba được không?Vì sao?
4. Có ý kiến cho rằng đoạn trích trên đã thực hiện được vai trò của phần mở đầu một văn bản nghị luận. Ý kiến khác bổ sung thêm:" Không những thế xét về mặt văn chương, đoạn văn còn gợi cho người đọc cảm xúc sâu sắc về vấn đề sẽ được làm ở phần sau của văn bản"
Ý kiến của em như thế nào? Hãy trình bày
5. Sử dụng mô hình câu Từ...đến..., viết một đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu nói về lòng tương thân tương ái của đồng bào ta