Phần I :Khép lại dòng cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện ước nguyện từ sâu thẳm trái tim mình:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai. NXB Giáo dục 2019)
Ghi tên bài thơ có những câu thơ trên. Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng một câu chứa thành phần phụ chú và một câu mở rộng thành phần làm rõ tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác (gạch dưới thành phần phụ chú và câu mở rộng thành phần ).
Trong một bài thơ thuộc chương trình Ngữ Văn 9 cũng có những câu thơ thể hiện ước nguyện của tác giả, em hãy chép lại những câu thơ đó. Hãy chỉ rõ điểm tương đồng và khác biệt về nội dung tư tưởng của đoạn thơ em vừa chép với khổ thơ ở đề bài.
Phần II
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi : “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy là 9.999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không”?
(Theo Hương Tâm, Ngữ Văn 9 tập hai. NXB Giáo dục 2019)
1.Gọi tên phép lập luận được sử dụng trong đoạn trích.
2.Trong đoạn trích, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?
3.Từ nội dung đoạn trích trên và những hiểu biết thực tế, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến “Tri thức là sức mạnh”