Đọc kĩ văn bản “Cổng trường mở ra” và trả lời những câu hỏiBài 1. Đọc kĩ văn bản “Cổng trường mở ra” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1) và trả lời những câu hỏi sau: a. Qua văn bản, em thấy người mẹ đã chuẩn bị cho con những gì trước buổi khai trường đầu tiên? b. Theo em, tại sao người mẹ trong văn bản lại không ngủ được? c. Vì sao văn bản được gọi là văn bản nhật dụng? d. Việc tác giả lựa chọn thể loại tùy bút như những dòng nhật kí đem lại hiệu quả như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản? đ. Văn bản có cốt truyện không? Người nói trong văn bản là ai? Cách viết đó có tác dụng gì? e. Em hiểu như thế nào về nhan đề văn bản? g. Trong văn bản có câu “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hãy cho biết điều “kì diệu” ấy có gì mâu thuẫn với những khó khăn mà học sinh sẽ gặp phải khi “Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con và trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại”? (Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) Bài 2. Cho các tiếng sau: áo, hoa, mưa, xanh. Với mỗi tiếng cho trước , điền thêm tiếng (đứng trước hoặc sau) để tạo ít nhất hai từ ghép chính phụ, hai từ ghép đẳng lập. Bài 3. Tìm và phân loại từ ghép trong các câu văn sau: Tôi mặc áo lặn, đeo bình hơi, đội mũ có mắt kính trong suốt rồi lặn xuống đáy biến. Dưới làn nước mờ ảo, tôi thấy rất nhiều loại cá biển đầy màu sắc. Những chú cá vẹt mặc áo xanh lộng lẫy, ánh lên biêng biếc. Cá bướm mình sọc, vây lớn xòe rộng lượn lờ nhịp nhàng. Bọn cá đuối to lớn, mình dẹt mỏng, da vàng xám với những chấm đen nhạt nằm chìm lẫn trong cát. Lơ lửng giữa làn nước, trên những rặng san hô là những con cá heo đang nghỉ... Chúng tròn xoe mắt nhìn tôi, miệng há ra rồi ngậm lại như muốn hỏi tôi xuống đây làm gì. (Biển bạc – Vũ Hùng) Bài 4. Theo em, tập hợp các câu văn dưới đây có phải là một đoạn văn không? Tại sao? (1) Mưa ào ào như bão. (2) Cơn bão có thể coi là lớn nhất lịch sử việt Nam từ trước tới nay. (3) Lịch sử là một môn học vô cùng thú vị. (4) Điều thú vị là sau cơn mưa trời lại sáng. (5) Ôi, bầu trời đẹp và trong xanh biết mấy! Bài 5. Đoạn văn sau đây có trình tự sắp xếp lộn xộn, em hãy sắp xếp lại thứ tự sao cho hợp lí. (1) Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột. (2) Gia cảnh đã đến bước đừng cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. (3) Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. (4) Thậm chí chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu. (5) Chị Dậu là hình ảnh người phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. (6) Đến khi bị giải lên huyện, ngồi lên quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn chị nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí. |