Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
D. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
Câu 2: Đổ 100cm3 rượu vào 100 cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước là:
A. 100cm3
B. 200cm3 C. nhỏ hơn 200cm3
D. lớn hơn 200cm3
Câu 3: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng
B. Trọng lượng C. Cả khối lượng và trọng lượng
D. Nhiệt độ của vật
Câu 4: Hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí gọi là:
A. Sự dẫn nhiệt B. Sự đối lưu
C. Bức xạ nhiệt D. Sự phát quang
Câu 5: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng:
A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.
B. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.
C. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.
D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.
Câu 6: Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
A. Nhiệt năng của miếng sắt tăng
B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm.
C. Nhiệt năng của nước giảm
D. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi
Câu 7: Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào dưới đây?
A. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt
B. Chỉ bằng cách đối lưu C. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt
D. Bằng cả 3 cách trên
Câu 8: Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của vật.
B. Độ tăng nhiệt độ.
C. Nhiệt dung riêng của chất cấu tạo vật.
D. Thể tích của vật.
Câu 9. Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2:
A. Q = m.c.( t2 – t1) B. Q = m.c.( t1 – t2)
C. Q = ( t2 – t1)m/c D. Q = m.c.( t1 + t2)
Câu 10. Tại sao vào mùa hè nóng bức ta nên mặc quần áo sáng màu:
A. Để dễ giặt rũ B. Vì nó đẹp
C. Vì giảm được bức xạ nhiệt từ Mặt Trời D. Vì dễ thoát mồ hôi