Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biếtCâu 12: Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết: A. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chất đó lên. B. Nhiệt lượng cần thiết để làm nhiệt độ của chất đó tăng thêm 1oC. C. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng 1kg chất đó. D. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC. Câu 13: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc với nhau: A. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau. B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 00C. C. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau. D. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau. Câu 14: Trong các cách sắp xếp sau, cách nào sắp xếp đúng theo thứ tự cách chất dẫn nhiệt từ kém đến tốt. A. Đồng; không khí; nước. B. Nước; đồng; không khí. C. Đồng; nước; không khí. D. Không khí; nước; đồng. Câu 15: Người ta thả 3 miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của 3 miếng kim loại trên: A. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm và miếng chì. B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng và miếng chì. C. Nhiệt độ của 3 miếng bằng nhau. D. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đòng và miếng nhôm.
II. TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 1 (1 điểm): Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 500g đựng 2lít nước ở 250C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Câu 2 (3 điểm): Một người thả 420g chì ở nhiệt độ 1000C vào nước ở nhiệt độ 580C làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng nước 4200J/kg.K, của chì là 130J/kg.K. a) Tính nhiệt lượng của nước đã thu vào? (Bỏ qua sự mất mát nhiệt ở môi trường xung quanh) b) Tính khối lượng của nước? (Bỏ qua sự mất mát
I. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Hãy ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất vào bài làm của em: Câu 1: Máy bay đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào? A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Cả A, B, C. Câu 2: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây: A. Chuyển động không ngừng. B. Không có khoảng cách giữa chúng. C. Giữa chúng có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh khi tăng nhiệt độ. Câu 3: Chuyển động nhiệt của các phân tử nước chứa trong cốc sẽ chậm hơn nếu: A. Nhiệt độ của nước trong cốc giảm đi. B. Rót thêm nước để khối lượng nước tăng lên. C. Cốc nước được nung nóng lên. D. Rót bớt nước ra để thể tích của nước giảm xuống. Câu 4: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra: A. Chỉ trong chất lỏng. B. Chỉ trong chất lỏng và chất khí. C. Chỉ trong chất khí. D. Ở tất cả các chất rắn, lỏng và khí. Câu 5: Thả đồng xu bằng kim loại ở 20oCvào một cốc nước nóng ở 90oC thì: A. Nhiệt năng của đồng xu và cốc nước đều tăng. B. Nhiệt năng của đồng xu và cốc nước đều giảm. C. Nhiệt năng của đồng xu tăng và nhiệt năng của cốc nước giảm. D. Nhiệt năng của đồng xu giảm và nhiệt năng của cốc nước tăng. Câu 6. Đơn vị của nhiệt lượng là gì? A. Paxcan (Pa) B. Oát (W) C. Jun (J) D. Kilogam mét (kg.m) Câu 7: Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng hình thức: A. Đối lưu. B. Dẫn nhiệt qua chất khí. C. Bức xạ nhiệt. D. Sự thực hiện công của ánh sáng. Câu 8: Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt? A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt. B. Vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu. C. Vật có bề mặt nhẵn, màu sáng. D. Vật có nhiệt năng thấp. Câu 9: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Nhiệt độ. B. Trọng lượng. C. Khối lượng. D. Thể tích. Câu 10: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày? A. Áo dày nặng nề B. Giữa các lớp áo mỏng có không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém C. Áo dày truyền nhiệt nhanh hơn. D. Áo mỏng nhẹ hơn. Câu 11: Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 lên nhiệt độ t2? A. Q = mc(t2 – t1) B. Q = mc(t1 – t2) C. Q = m/c(t2 – t1) D. Một công thức khác |