I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lời nhận xét sau đây phù hợp với hình thức nghệ thuật của vản bản nào ?
"Lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật."
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. Ý nghĩa văn chương.
C. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
D. Sống chết mặc bay.
Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn ?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
D. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông.
Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ?
“Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (Thép Mới)
A. Một. C. Ba.
B. Hai. D. Bốn.
Câu 4. Các câu sau, câu nào có thành phần chủ ngữ được mở rộng bằng cụm C-V ?
A. Lớp 7A và 7B đều tích cực thi đua học tốt.
B. Ba tôi là một đầu bếp giỏi.
C. Cả tôi và Hoa đều đạt học sinh giỏi trong năm học này.
D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.
Câu 5. Xác định phép tu từ trong câu văn sau: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” (Hồ Chí Minh)
A. Điệp ngữ. C. Nhân hoá.
B. Liệt kê. D. So sánh.
Câu 6. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng thao tác lập luận nào là chính?
A. Phân tích. C. Chứng minh.
B. Giải thích. D. Bình luận.
Câu 7. Câu nào dưới đây có dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
A. Những câu văn có hình ảnh.
B. Tiếng Việt giàu thanh điệu.
C. Tôi thương xuyên đọc sách.
D. Bạn An đến khiến chúng tôi rất vui mừng.
Câu 8. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của đoạn văn?
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” (Hồ Chí Minh)
A. Ca ngợi lòng yêu nước là các thứ của quý.
B. Thể hiện hai trạng thái của lòng yêu nước.
C. Dù thể hiện dưới hình thức nào, lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá.
D. Lòng yêu nước có thể âm thầm, kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng, cụ thể.
Câu 9. Câu văn sau có mấy câu đặc biệt ?
“Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran” (Duy Khán)
A. Một. C. Ba.
B. Hai. D. Bốn.
Câu 10. Văn bản Ý nghĩa văn chương của tác giả nào ?
A. Phạm Văn Đồng. C. Phạm Duy Tốn.
B. Hồ Chí Minh. D. Hoài Thanh.
Câu 11. Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống hoàn thiện khái niệm sau: "… là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm."
A. Kiệt kê. C. Nhân hoá.
B. Điệp ngữ. D. Hoán dụ.
Câu 12. Câu nào dưới đây là câu chủ động ?
A. Truyện cổ tích được trẻ em rất yêu thích.
B. Nó được mẹ dắt đi chơi.
C. Ông em trồng cây cam này đã từ lâu.
D. Cây cầu này được người ta xây trong hai năm.