Theo em, tác giả văn bản trên có phải là người cực đoan khi phê phán giải trí, một nhu cầu tất yếu của con người“Giải trí một cách điều độ thì lành mạnh, và đáng tuyên dương, nhưng giải trí quá độ có thể làm hại bản chất con người, và là một việc cần cảnh giác đề phòng. Câu châm ngôn “Chỉ làm mà không chơi khiến Jack khù khờ” rất thường được trích dẫn, nhưng chỉ chơi mà không làm khiến con người ta tệ hơn rất nhiều. Không gì hủy hoại một người trẻ tuổi hơn việc để tâm hồn họ ngập trong lạc thú. Những phẩm chất tốt đẹp nhất trong trí óc anh ta bị hư hỏng; những hưởng thụ tầm thường trở nên nhạt nhẽo; và niềm vui thanh cao hơn sẽ mất đi; và họ phải đối diện công việc và các trách nhiệm trong cuộc sống, kết quả thường là chán ghét và cay đắng. Kẻ trác táng hoang phí và vắt kiệt mọi sức mạnh của cuộc sống, làm khô cạn mọi cội nguồn của hạnh phúc đích thực. Sau khi ngăn chặn nguồn động lực, họ chẳng tạo ra sự tăng trưởng lành mạnh nào cho tính cách cũng như trí tuệ.” (Samuel Smiles, Tinh thần tự lực, Phạm Viêm Phương dịch, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2021, tr 333 - 334). 1. Theo em, tác giả văn bản trên có phải là người cực đoan khi phê phán giải trí, một nhu cầu tất yếu của con người? 2. Tìm và chỉ ra hiệu quả của một biện pháp tu từ trong câu văn: “Kẻ trác táng hoang phí và vắt kiệt mọi sức mạnh của cuộc sống, làm khô cạn mọi cội nguồn của hạnh phúc đích thực.” 3. Hãy viết một đoạn văn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của một hình thức “giải trí quá độ” mà không ít bạn học sinh mắc phải trong mùa dịch Covid-19. |