“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
(Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 60)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản thuộc kiểu nghị luận nào?
Câu 2: Nêu những phương thức biểu đạt của đoạn văn ?
Câu 3: Trong câu văn: “Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của
thi ca.”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Từ “quả tim và thi ca” trong đoạn văn được hiểu như thế nào?
Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng văn chương“gây cho ta những tình cảm ta không có”.