Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với nghề làm muối ở vùng biển nước ta?
A. Phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Hồng. B. Làm muối là một nghề truyền thống.
C. Phát triển mạnh ở nhiều địa phương. D. Sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Thanh Hóa không có ngành
nào sau đây?
A. Sản xuất ô tô. B. Chế biến nông sản.
C. Sản xuất giấy, xenlulô. D. Cơ khí.
Câu 3: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp cao nhất cả nước do
A. mức độ tập trung dân cư và đô thị hóa của vùng còn thấp.
B. nền nông nghiệp lâu đời, các ngành khác chưa phát triển.
C. đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, khả năng mở rộng nhiều.
D. đồng bằng châu thổ có diện tích lớn, đất phù sa màu mỡ.
Câu 4: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2017
Quốc gia Mi-an-ma Phi-lip-pin Thái
Lan
Xin-ga-po
Dân số (triệu người) 53,9 107,0 66,2 5,8
Sản lượng điện (triệu kwh) 20 055 94 370 184 913 52 225
(Nguồn: Niên giám thống kê nước ngoài 2017, NXB Thống kê 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng điện bình quân đầu người của một
số quốc gia năm 2017?
A. Mi-an-ma cao hơn Xin-ga-po. B. Thái Lan thấp hơn Phi-lip-pin.
C. Phi-lip-pin thấp hơn Mi-an-ma. D. Xin-ga-po cao hơn Thái Lan.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy sắp xếp các trung tâm công nghiệp sau đây theo thứ
tự từ Bắc vào Nam
A. Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng. B. Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
C. Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Câu 6: Cho biểu đồ về lúa của nước ta:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Diện tích lúa của nước ta, giai đoạn 2005 - 2104.
B. Cơ cấu diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2014.
C. Sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2005 - 2014.
D. Tốc độ tăng trưởng diện tích lúa của nước ta, giai đoạn 2005 - 2014.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA
NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Trang 2/4 - Mã đề thi 132
Năm Tổng số Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây
dựng
Dịch vụ
2000 441,7 108,4 162,2 171,1
2005 839,1 175,9 344,2 319,0
2010 1980,9 407,6 814,1 759,2
2016 3452,1 679,0 1307,9 1537,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu
vực kinh tế, giai đoạn 2000 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Miền. C. Đường. D. Kết hợp.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Mã?
A. sông Hiếu. B. sông Ngàn Phố. C. sông Chu. D. sông Giang.
Câu 9: Cho biểu đồ: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LAI CHÂU
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tháng VII có lượng mưa và nhiệt độ cao nhất.
B. Lượng mưa từ tháng V nhiều hơn trung bình năm.
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm là 11,5
0
C.
D. Mưa tập trung từ tháng IV đến tháng XII.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ có quy mô lớn nhất?
A. Quảng Ngãi. B. Quy Nhơn. C. Phan Thiết. D. Nha Trang.
Câu 11: Các hướng núi chính ở nước ta được quy định bởi
A. cường độ của các vận động nâng lên. B. huớng của các mảng nền cổ.
C. vị trí địa lí của nước ta. D. hình dạng lãnh thổ đất nước.
Câu 12: Khó khăn trong sản xuất cây công nghiệp hằng năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hoá, làm thuỷ lợi khó khăn.
B. người dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm.
C. dành diện tích đất trồng để phát triển cây công nghiệp lâu năm.
D. các cây hằng năm không có thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế thấp.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, những tỉnh nào sau đây của vùng Bắc Trung Bộ có mỏ
sắt và crôm?
A. Thanh Hóa, Nghệ An. B. Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
C. Thanh Hóa, Quảng Bình. D. Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế
Câu 14: Việc thay đổi cơ cấu sản phẩm trong nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu
nào sau đây?
A. Tạo thuận lợi cho việc chế biến, trao đổi hàng hóa.
B. Để phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
C. Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
D. Giảm tác hại của thiên tai, sâu bệnh và dịch bệnh.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, cho biết vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ giống nhau về chuyên môn hóa sản xuất các loại vật nuôi nào sau đây?
Trang 3/4 - Mã đề thi 132
A. Lợn, gia cầm. B. Trâu, bò. C. Bò, lợn. D. Bò, gia cầm.
Câu 16: Khó khăn chủ yếu nào sau đây do dân cư nước ta có nhiều thành phần dân tộc tạo nên?
A. Chênh lệch trình độ phát triển. B. Khác biệt về tập quán canh tác.
C. Khác biệt văn hóa. D. Khác biệt ngôn ngữ.
Câu 17: Gió mùa mùa hạ hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ có hướng chủ yếu là
A. tây bắc. B. đông nam. C. đông bắc. D. tây nam.
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào
tháng XI?
A. Hoàng Sa. B. Trường Sa. C. Cần Thơ. D. Thanh Hóa.
Câu 19: Trong những địa điểm sau ở nước ta, địa điểm nào có thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần một và
lần hai trong năm xa nhau nhất?
A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Biên Hòa. D. Nha Trang.
Câu 20: Giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Duyên hải Nam Trung
Bộ là
A. thu hút các nguồn vốn đầu tư. B. phát triển khoa học công nghệ.
C. mở rộng các thị trường xuất khẩu. D. nâng cao trình độ người lao động.
Câu 21: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
A. Nâng cao trình độ cho người lao động.
B. Thay đổi cơ cấu cây trồng và giống cây trồng.
C. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
D. Tăng cường sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 22: Nguồn nước tưới chủ yếu cho cây cà phê ở Tây Nguyên vào mùa khô là
A. hồ thủy điện. B. hồ thủy lợi. C. nước ngầm. D. sông, suối.
Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng sông nào sau đây không ở sông Hồng?
A. Việt Trì. B. Nam Định. C. Sơn Tây. D. Bắc Giang.
Câu 24: Khó khăn chủ yếu đối với việc nuôi tôm ở nước ta hiện nay là
A. hàng năm có khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc.
B. dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây nhiều thiệt hại.
C. trong năm có khoảng 9 - 10 cơn bão ở Biển Đông.
D. môi trường ở một số vùng ven biển bị suy thoái.
Câu 25: Lũ quét ở Nam Trung Bộ nước ta thường xảy ra vào khoảng thời gian nào sau đây?
A. Các tháng I - IV. B. Các tháng VI - X. C. Các tháng V - VII. D. Các tháng X - XII.
Câu 26: Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch chúng ta phải đảm
bảo
A. độ che phủ rừng cả nước là 30 - 40%, vùng núi dốc phải đạt 50 - 60%.
B. độ che phủ rừng cả nước là 40 - 45%, vùng núi dốc phải đạt 60 - 70%.
C. độ che phủ rừng cả nước là 20 - 30%, vùng núi dốc phải đạt 40 - 50%.
D. độ che phủ rừng cả nước là 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.
Câu 27: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, nước ta cần
A. mở rộng lối sống nông thôn. B. gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa.
C. hạn chế di dân ra thành thị. D. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.
Câu 28: Vấn đề cấp bách được đặt ra trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là tình trạng
A. chênh lệch giàu nghèo. B. mất đất sản xuất nông nghiệp.
C. mất các ngành công nghiệp truyền thống. D. gây ô nhiễm môi trường.
Câu 29: Đặc điểm nào sau đây của biển Đông có ảnh hưởng lớn nhất đến tự nhiên nước ta?
A. Có diện tích lớn, lượng nước dồi dào.
B. Nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
C. Biển kín và có các hải lưu chảy khép kín.
D. Có thềm lục địa mở rộng ở hai đầu, thu hẹp ở giữa.
Câu 30: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam chủ yếu do
A. nguồn nước ngầm phong phú. B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. sự điều tiết hợp lí của các hồ chứa nước. D. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông.
Trang 4/4 - Mã đề thi 132
Câu 31: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ là
A. tạo nhiều hàng hoá, thay đổi kinh tế nông thôn ven biển.
B. hạn chế suy giảm nguồn lợi, tạo ra nguyên liệu chế biến.
C. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải tạo môi trường.
D. phát huy các lợi thế về tự nhiên, giải quyết thêm việc làm.
Câu 32: Tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta vẫn còn gay gắt do nguyên nhân nào dưới
đây?
A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ cao.
B. Lao động có kĩ thuật cao chiếm tỉ lệ thấp.
C. Sản xuất nông nghiệp mang tính tự túc, tự cấp.
D. Tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa l í Việt Nam trang 14, cho biết đèo nào sau đây không thuộc miền Nam
Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Cù Mông. B. An Khê. C. Ngang. D. Hải Vân.
Câu 34: Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở
A. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP. B. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.
C. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. D. tỉ trọng trong cơ cấu GDP luôn ổn định.
Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho lượng khách du lịch nội địa nước ta trong những năm
qua tăng nhanh?
A. Chất lượng phục vụ ngành du lịch tốt hơn. B. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng.
C. Cơ sở vật chất của ngành được tăng cường. D. Mức sống người dân được nâng cao.
Câu 36: Căn cứ vào At lát Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào?
A. Hà Tĩnh. B. Phú Thọ. C. Cao Bằng. D. Bình Dương.
Câu 37: Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực cực Nam Trung Bộ nước ta là
A. xa van cây bụi. B. rừng thưa nhiệt đới khô.
C. rừng nhiệt đới. D. rừng thường xanh trên đá vôi.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây đúng về ngành đường ống ở nước ta?
A. Gắn với sự phát triển ngành dầu khí. B. Chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng.
C. Khối lượng vận chuyển lớn nhất. D. Chỉ vận chuyển các loại xăng dầu.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ có GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng?
A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận.
C. Khánh Hòa. D. Phú Yên.
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết cây công nghiệp nào sau đây được trồng phổ
biến ở Đông Nam Bộ?
A. Cao su. B. Dừa. C. Mía. D. Chè.
-----------------------------------------------