.............. | Chat Online
19/07/2021 14:50:34

Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Vì; Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là; Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng chậm đi thì đại lượng nào của vật sau đây tăng lên?


Câu 1: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Vì:
A. Vì khuấy nhiều, nước và đường cùng nóng lên.
B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
D. Một cách giải thích khác.
Câu 2: Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là:
A. Khối khí được nung nóng. C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều.
B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau. D. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
Câu 3: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng chậm đi thì đại lượng nào của vật sau đây tăng lên?
A. Khối lượng. B. Trọng lượng. C. Khối lượng riêng. D. Nhiệt độ.
Câu 4: Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng
A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.
D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 6: Chọn câu sai.
A. Bất kỳ vật nào cũng có cơ năng.
B. Bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng.
C. Một vật có thể có cả cơ năng và nhiệt năng.
D. Nhiệt năng mà một vật có được không phụ thuộc vào vật đứng yên hay chuyển động.
Câu 7: Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ?
A. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất truyền nhiệt rất tốt.
B. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa.
C. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm bằng sành sứ để hạn chế sự truyền nhiệt đến tay người cầm
D. Một lí do khác.
Câu 8: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào đúng?
A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí. C. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.
B. Thủy tinh, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.
Câu 9: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của:
A. Chất rắn B. Chất khí. C. Chất lỏng. D. Chất khí và chất lỏng
Câu 10: Chọn câu trả lời chính xác nhất. Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao?
A. Đề phòng một lớp kính bị vỡ còn lớp kính kia.
B. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
Câu 11: Hãy quan sát và cho biết tác dụng của bóng đèn dầu là gì?
A. Để tăng cường độ sáng. C. Để tăng cường sự đối lưu, duy trì sự cháy và che gió.
B. Để tăng cường sự truyền nhiệt. D. Để che gió.
Câu 12: Tại sao muốn nung nóng chất khí hoặc đun nóng một chất lỏng người ta phải đun từ phía dưới?
A. Đun từ phía dưới để tăng cường sự bức xạ nhiệt.
B. Vì sự truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng hoặc chất khí phải tạo thành dòng đối lưu
C. Vì bề mặt kĩ thuật không thể đun ở phía trên.
D. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt tốt
Câu 13: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật.
A. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
Câu 14: Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học?
A. Bức xạ nhiệt. C. Truyền nhiệt
B. Đối lưu và sự thực hiện công. D. Thực hiện công.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây sai.
A. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
B. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: Lớp nước nóng trồi lên, lớp nước lạnh tụt xuống.
D. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
Câu 16: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
A. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
C. Vì trong chất rắn không có sự chuyển động của các phân tử.
D. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
Câu 17: Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:
A. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
B. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
D. Tất cả các phát biểu đều đúng.
Câu 18: Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 150 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?
A. 300 cm3 B. < 350 cm3 C. > 350 cm3 D. 350 cm3
Câu 19: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự tạo thành gió. C. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước
B. Đường tan vào nước D. Quả bóng bay dù buộc chặt vẫn bị xẹp dần

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn