Hà Nguyễn | Chat Online
10/08/2021 15:39:36

Khi băng qua rừng già, ngọn gió muốn điều gì


Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình.
          Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió, không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt, đành đầu hàng và hỏi:
 - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
          Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.1.  Khi băng qua rừng già, ngọn gió muốn điều gì ?
c a. Mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của nó.
c b. Kết bạn với tất cả các loài cây trong rừng.
c c. Làm cho cả khu rừng trở nên mát mẻ.
c d. Thổi bật tung cây sồi già.
2. Cây sồi già đã làm gì trước ngọn gió hung hăng?
  c a. Uốn mình tránh cơn gió mạnh.
c b. Bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không gục ngã.
c c. Dùng những chiếc lá chống lại cơn gió.
c d. Vươn cành chống lại cơn gió.
3. Vì sao ngọn gió không quật ngã được cây sồi  ?
c a. Vì cây sồi luôn tự tin, vững vàng trước mọi kẻ thù.
c b. Vì cây sồi khỏe hơn ngọn gió rất nhiều.
c c. Vì cây sồi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất.
c d. Vì ngọn gió yếu hơn cây sồi.
4. Tại sao cây sồi lại cảm ơn ngọn gió?
c a. Vì ngọn gió đã quạt mát cho cây sồi.
c b. Vì ngọn gió đã không thổi đổ cây sồi.
c c. Vì ngọn gió đã giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
c d. Vì ngọn gió đã chơi đùa cùng cây sồi.
 
5. Em có cảm nhận gì về cây sồi trong câu chuyện trên?
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
6. Dấu ngạch ngang trong câu sau có tác dụng gì ?
     Ngọn gió mỏi mệt, đành đầu hàng và hỏi:
      - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
c a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.    
c b. Đánh dấu phần chú thích.
c c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
c d. Đánh dấu các câu đặc biệt
7. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn vào câu sau:
  ……………………….., một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang trước ngọn gió hung hăng.
8. Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió, không hề gục ngã.
            c  a. Cây sồi vẫn vẫn bám chặt đất
  c  b. Cây sồi
  c  c. Cơn giận dữ của ngọn gió
  c  d. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió.
9. Dựa vào nội dung câu văn sau: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió, không hề gục ngã.”
        Hãy điền Đ trước ý đúng và S trước ý sai:
c a. Từ “gục ngã” là từ láy.
c b. Các danh từ có trong câu văn trên là: cây sồi, đất, cơn giận dữ, ngọn gió.
c c. Các từ: bám, chịu đựng là động từ.
c d. Trong câu văn trên không có tính từ.
10. Hãy đặt một câu khiến để nói lời yêu cầu, đề nghị với ngọn gió.
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
    Bài dài quá. Mong các bn giúp đỡ. Bạn nào trả lời hay mk sẽ tick và tặng xu
Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn