Nguyễn Minh | Chat Online
18/08/2021 15:23:32

Thế nào là văn học dân gian? Văn học dân gian có mấy tính chất?


I. PHẦN THỨ NHẤT: KIẾN THỨC VỀ CÁC VĂN BẢN:

Câu 1. Thế nào là văn học dân gian? Văn học dân gian có mấy tính chất?

Câu 2. Nêu khái niệm, đặc điểm bản chất các thể loại truyện cổ dân gian: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười?

- Truyền thuyết và cổ tích có những điểm nào giống nhau, khác nhau? Ngụ ngôn và truyện cười có những điểm nào giống nhau, khác nhau?

Câu 3. Đọc lại và ghi nhớ, Kể tóm tắt (bằng cách hiểu và ngôn ngữ của bản thân em) nội dung các truyện dân gian đã học:

Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Treo biển.
 

Câu 4. Truyền thuyết Thánh Gióng:

- Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng?

- Trong truyện có rất nhiều các chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa, em hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết ấy?

+ Ba năm Gióng không biết nói, khi đất nước có giặc, Gióng bật nói và lời đầu tiên là xin đi đánh giặc cứu nước.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng phải góp gạo nuôi Gióng.

+ Gióng vươn vai, trở thành tráng sĩ.

+ Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.

+ Giặc tan, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời.

- Hình tượng Thánh Gióng tượng trưng cho điều gì?

Câu 5. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:

- Hình ảnh Sơn Tinh và Thủy Tinh trong truyện tượng trưng cho điều gì?

- Cuộc chiến giữa Sơn Tinh với Thủy Tinh có ý nghĩa như thế nào? Em suy nghĩ gì về chi tiết "nước dâng cao bao nhiêu, núi đồi lại cao lên bấy nhiêu"?

- Truyện có ý nghĩa gì?

- Chỉ ra các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện?

Câu 6. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm:

- Hình ảnh thanh gươm thần trong truyện có ý nghĩa gì?

(Lưỡi gươm được tìm thấy ở nơi nào? Chuôi gươm được tìm thấy ở nơi nào? Việc lưỡi gươm và chuôi gươm ở hai nơi khác biệt nhưng khi tra lưỡi gươm vào chuôi gươm lại vừa như in có ý nghĩa gì?)

(Từ khi có gươm thần, sức mạnh của nghĩa quân thay đổi như thế nào? Đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo - vậy sức mạnh thần kì của thanh gươm tượng trưng cho điều gì?

- Lê Lợi nhận được thanh gươm thần ở Thanh Hóa, nhưng sau đó trả gươm ở Thăng Long - Việc trả gươm này có ý nghĩa như thế nào?

- Truyện có ý nghĩa gì?

Câu 7. Truyện cổ tích Thạch Sanh:

- Nhân vật Thạch Sanh là đại diện cho những ai và cho điều gì? Hãy làm rõ những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh? Em thích nhất phẩm chất nào ở nhân vật này, tại sao?

- Chi tiết tiếng đàn thần và niêu cơm thần trong truyện có ý nghĩa như thế nào? Hai hình ảnh này làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp gì ở nhân vật Thạch Sanh?

- Chi tiết Thạch Sanh tha tội chết cho mẹ con Lí Thông, nhưng chúng lại bị sét đánh chết gợi cho em những suy nghĩa gì?

- Câu chuyện có ý nghĩa gì?

- Truyện Thạch Sanh có mang đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của truyện cổ tích không? Hãy chỉ rõ điều này?

Câu 8. Truyện cổ tích Em bé thông minh:

- Về phương diện nghệ thuật, truyện Em bé thông minh có những đặc điểm gì khác với truyện Thạch Sanh?

- Truyện hay và hấp dẫn ở những điểm nào? Qua câu chuyện tác giả dân gian muốn ca ngợi điều gì?

- Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về trí thông minh của em bé?

- Em thích nhất cách trả lời của em bé ở sự việc nào?

Câu 9. Hãy nêu hai bài học rút ra từ hai câu chuyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi Ếch ngồi đáy giếng?

Câu 10. Cái đáng cười của nhân vật ông chủ hàng cá trong truyện Treo biển là gì? Bài học rút ra từ câu chuyện?

Câu 11. Bài học đường đời đầu tiên ( Tô Hoài)

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài qua đoạn trích?

(- Về nghệ thuật nhân hóa, so sánh?

- Về lựa chọn từ ngữ, hình ảnh?

- Về khả năng quan sát của nhà văn?)

- Chú Dế Mèn trong đoạn trích có vẻ đẹp và tính cách như thế nào?

- Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn nhận được là gì?

Câu 12. Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi):

- Quang cảnh sông nước Cà Mau qua cách miêu tả của nhà văn có vẻ đẹp như thế nào?

- Ghi lại và học thuộc những hình ảnh so sánh trong đoạn trích? Những hình ảnh so sánh ấy có tác dụng như thế nào?

Câu 13. Vượt thác (Võ Quảng):

- Em hãy ghi ra và học thuộc những câu văn miêu tả dượng Hương Thư khi chèo thuyền vượt qua con thác hiểm trở?

- Những hình ảnh so sánh có tác dụng gì? Hình ảnh dượng Hương Thư trong đoạn trích nổi bật với vẻ đẹp như thế nào?

Câu 14. Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" (Tạ Duy Anh)

- Em hãy kể lại tóm tắt nội dung truyện theo cách hiểu và ngôn ngữ riêng của bản thân.

- Truyện ngắn được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?

- Nhân vật nào là nhân vật chính của truyện? Vì sao em cho đó là nhân vật chính?

- Tâm trạng nhân vật người anh diễn biến như thế nào từ khi em gái được phát hiện có tài năng hội họa cho đến kết thúc câu chuyện (hãy lí giải vì sao người anh có những tâm trạng, cảm xúc như vậy)? Qua đây, em hãy nhận xét về nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật trẻ em của nhà văn Tạ Duy Anh?

- Hãy lí giải vì sao đứng trước bức tranh của em gái, người anh có những cảm giác: " Đầu tiên là ngỡ ngàng, sau đó hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ"

- Em có nhận xét, suy nghĩ như thế nào về nhân vật Kiều Phương?

- Từ truyện ngắn này, nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc bài học gì sâu sắc trong cuộc sống?

Câu 15. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ):

- Học thuộc bài thơ.

- Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được khắc họa qua suy nghĩ, cảm nhận của ai? Điều này có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp hình tượng Bác Hồ?

- Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ có vẻ đẹp như thế nào?

Câu 16. Bài thơ Lượm (Tố Hữu)

- Học thuộc bài thơ.

- Hình ảnh chú bé Lượm khi xuất hiện ở đầu bài thơ có vẻ đẹp như thế nào? Trong khổ thơ đầu, những từ láy và biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gì?

- Hãy chỉ rõ sự hi sinh anh dũng của Lượm? Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Lượm lúc hi sinh?

- Tại sao cuối bài thơ, tác giả lại lặp lại những câu thơ miêu tả Lượm ở phần đầu bài thơ?

    Câu 17. Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

- Cây tre Gắn bó với con người Việt Nam như thế nào? (Trong lao động, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc...)

- Qua bài viết này, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vẻ đẹp của cây tre Việt Nam? 

Câu 18. Bài kí Cô Tô (Nguyễn Tuân):

- Toàn khung cảnh đảo Cô Tô có vẻ đẹp như thế nào sau cơn bão?

- Em hãy nhận xét về vẻ đẹp của cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân thể hiện trong bài kí này
HƠI DÀI Á
NÊN LÀ MỌI NG LÀM ĐC PHẦN NÀO THÌ LÀM GIÚP MINK VỚI NHA

 

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn