Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã tính sẵn. Chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(“Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô gia văn phái)
Câu 1: Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Trong câu “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, nhân vật “ta” đã thực hiện hành động nói nào? Hành động nói đó được thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em khẳng định như vậy?
Câu 3: Em hiểu gì về nhân vật có lời nói trong đoạn văn trên?