Tóm tắt văn bản sau TÓM TẮT BÀI VĂN NÀY HỘ MK Ạ CẢM ƠN TRƯỚC Chẳng cần rõ thực hư, các “quan tòa bàn phím” ào vào kết tội “kẻ ác,” kết tội bố mẹ vô trách nhiệm, kết tội nhà trường thờ ơ, cộng đồng vô tri. Những kết án cay nghiệt…Trên thực tế chúng ta rất dễ bị sốc, bị ảnh hưởng ,tác động bởi thông tin phức hợp nhiều chiều. Đặc biệt là những thông tin dính líu tới những gương mặt xã hội đáng chú ý hay thông tin liên quan các vấn đề nhạy cảm, có tính chất ưu tiên trong sự săm soi của cộng đồng. Trong khi đó, kết quả khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội đưa ra con số giật mình về trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam. Cụ thể về : nói xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo (15,09%)… Chúng ta phải sống chung với nó, trước khi bàn chuyện gỡ hay hành xử theo bộ quy tắc ứng xử trên mạng.Việc xây dựng bộ quy tắc chung rồi từ đó các đơn vị xây dựng quy tắc dành cho mình… nghe có vẻ dông dài. Nhưng, chính nó đã nêu lên tầm quan trọng trong việc thông tin hỗn loạn như hiện nay. Đôi khi người ta đưa thông tin chỉ để thể hiện người ta thạo tin, sóng đầu… chứ hoàn toàn không có trách nhiệm, thậm chí còn vô trách nhiệm theo khía cạnh gây tổn hại cho tổ chức, nhóm xã hội, cá nhân nào đó…Khi con người ta thiếu sự chín chắn, thiếu trách nhiệm khi lan truyền thông tin, cập nhật thông tin, biểu cảm thái độ… thì mọi lời khuyên dường như không có tác dụng hoặc đã muộn. Đó là câu chuyện nhỡn tiền của thời đại mạng xã hội bùng nổ ngày nay. Bởi thế, hơn lúc nào hết, mỗi người dùng mạng xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ, cần ý thức rõ trách nhiệm của mình trong việc đăng tải, chia sẻ, bình luận những thông tin mang tính chất nhạy cảm; tránh trường hợp “tỏ ra là thạo tin,” câu like… để hạn chế tối đa nhiễu loạn thông tin, thậm chí gây ảnh hưởng tới chính người mình muốn bảo vệ. _By: Nhy Đỗ_ |