PHIẾU BÀI TẬP – PHẦN NGỮ PHÁPPHIẾU BÀI TẬP – PHẦN NGỮ PHÁP Bài tập 1: (1) Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? (2) Mà thằng Chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. (3) Không có lửa làm sao có khói? (4) Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. (5) Chao ôi! (6) Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! (7) Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? (8) Ai người ta chứa. (9) Ai người ta buôn bán mấy. (10) Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...(11) Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?... a, Xác định các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong đoạn trích. b, Trong đoạn trích, những câu nghi vấn nào dùng để hỏi? Những câu nghi vấn nào dùng với mục đích không phải để hỏi? c, Việc dùng liên tiếp các câu nghi vấn có tác dụng gì trong việc diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? Bài tập 2: (1)Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. (2) Làm một bức chân dung phác họa như ông làm đây , hay rồi vẽ dầu , làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? (3) Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? (4) Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó? (5) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (6) Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) 1, Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho từng câu trong đoạn trích trên. 2, Kiểu câu nào (theo mục đích nói) được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên? Nêu ngắn gọn tác dụng của kiểu câu đó trong văn cảnh. |