Đâu là nhận xét đúng về tính liên kết của văn bản?Câu 1: Đâu là nhận xét đúng về tính liên kết của văn bản? A. Tính liên kết là một tính chât quan trọng của văn bản, làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa và dễ hiểu. B. Về nội dung, tính liên kết thể hiện ở sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ về ý giữa các câu, các đoạn văn trong văn bản. C. Về hình thức, tính liên kết thể hiện qua các phương tiện liên kết bằng ngôn ngữ: các từ, các câu...thích hợp. D. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt chủ đề, đề tài giữa các tác phẩm Câu 2: Đâu KHÔNG phải là chi tiết miêu tả tâm trạng, hành động của nhân vật Thành? A. Cắn chặt môi để khỏi bật khóc. B. Nước mắt cứ tuôn ra như suối. C. Lấy hai con búp bê đặt sang hai bên. D. Tru tréo lên giận dữ. Câu 3: Đâu là nhận định KHÔNG đúng về bố cục của văn bản? A. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí. B. Một văn bản thường có bố cục 3 phần. C. Bố cục rõ ràng sẽ khiến cho văn bản có tính mạch lạc. D. Giữa các phần trong bố cục không cần thiết có tính liên kết. Câu 4: Tính mạch lạc trong văn bản thể hiện ở NHỮNG điểm nào? A. Chủ đề được nói đến xuyên suốt của văn bản B. Các từ ngữ được lặp lại trong văn bản C. Các từ ngữ thể hiện các nội sung, sự việc nào của văn bản D. Nhan đề của văn bản Câu 5: Tại sao có thể gọi 3 văn bản: "Cổng trường mở ra", "Mẹ tôi", "Cuộc chia tay của những con búp bê" đều là những văn bản nhật dụng? A. Vì cả 3 góp phần làm phong phú thể loại trong văn bản nhật dụng B. Vì cả 3 đều đề cập đến vấn đề vai trò của gia đình và nhà trường C. Vì cả 3 đều nói đến hình ảnh người mẹ D. Vì cả 3 đều nói đến hình ảnh những đứa trẻ đang đi học Tìm hiểu bố cục và tính mạch lạc trong văn bản sau: NẮNG TRƯA Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bố lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế ? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời...Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm óng ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! (Theo Băng Sơn) Gợi ý: - Bố cục: gồm mấy phần? Những nội dung gì được thể hiện ở từng phần? - Tính mạch lạc: + Các đoạn trong VB có thể hiện chung một chủ đề hay không? + Các phần có được sắp xếp theo trình tự nào hay không? Có bị lộn xộn, lặp lại hay không? |