Câu 3: Một cái bình thông nhau chứa nước, gồm hai nhánh hình trụ được nối với nhau bằng một ống nhỏ có khóa ở đáy. Áp suất nước tạo ra tại đáy của hai bình là pA=4kPa và pB=1kPa. Diện tích tiết diện ngang của các nhánh tương ứng là SA=3dm2 và SB=6dm2. Áp suất ổn định do nước tạo ra tại đáy của mỗi nhánh là bao nhiêu sau khi mở khóa. ĐS: 2kPa
1kPa = 1000Pa
Câu 4: Một bình thông nhau gồm hai ống hình trụ có tiết diện S1=50cm2 và S2 thông đáy với nhau. Bịt kín ống S2 đổ nước vào ống S1 cho đến khi cân bằng thì mực nước bên ống S1 cao hơn bên ống S2 một đoạn h1=20cm. Cho áp suất khí quyển p0=105N/m2, dn=104N/m3.
a. Tính áp suất không khí trong ống S2?
b. Mở tấm bịt ống S2, đặt lên ống S1 một pit tông có trọng lượng P1=0,5N rồi đổ dầu vào ống S2 cho đến khi mực nước bên ống S1 cao hơn mực nước bên ống S2 là h2=10cm. Tìm chiều cao cột dầu. Cho dd=8000N/m3.
ĐS: a. 102 000Pa. b. 13,75cm
Câu 5: Một cái cốc hình trụ chứa một lượng nước và một lượng thủy ngân có cùng khối lượng, độ cao tổng cộng của các chất lỏng trong cốc là H = 20cm. Tính áp suất của các chất lỏng lên đáy cốc. Cho KLR của nước và thủy ngân lần lượt là D1=1g/cm3; D2=13,6g/cm3.