nguynxduaa | Chat Online
26/09/2021 16:44:50

Trong hai hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, hiện tượng nào dễ quan sát hơn?


Câu 5: Trong hai hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, hiện tượng nào dễ quan sát hơn?

   A. Hiện tượng nhật thực dễ quan sát hơn                  B. Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn

   C. Cả hai hiện tượng dễ quan sát như nhau              D. Cả A, B và C đều sai

Câu 6: Khi học xong bài “Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng”, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu: 

- Bình: Hiện tượng nhật thực chỉ xảy ra vào ban ngày. 

- Lan: Ban ngày, ta có thể quan sát được hiện tượng nhật thực ở mọi nơi trên Trái Đất. 

- Chi: Hiện tượng nhật thực toàn phần quan sát được nếu ta đứng ở vùng bóng tối của mặt trăng trên Trái Đất và quan sát được hiện tượng nhật thực một phần nếu ta đứng ở vùng bóng nửa tối.

   A. Chỉ có Bình đúng       B. Chỉ có Lan đúng        C. Chỉ có Chi đúng        D. Bình và Chi đúng

Câu 7: Câu nào sau đây đúng?

   A. Hiện tượng nhật thực chỉ xuất hiện trong những đêm trăng tròn

   B. Hiện tượng nhật thực xuất hiện cả trong những đêm trăng khuyết

   C. Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi mặt trăng nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối của Trái Đất

   D. Cả A, B và C đều sai

Câu 8: Câu nào sau đây sai?

   A. Vùng bóng tối là vùng nằm sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

   B. Vùng bóng nửa tối là vùng nằm sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới

   C. Hiện tượng nhật thực là hiện tượng mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất

   D. Nhật thực, nguyệt thực là hiện tượng thể hiện được định luật truyền thẳng ánh sáng.

Câu 9: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

   A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.

   B. Ban ngày, khi mặt trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

   C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất mặt trăng.

   D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất mặt trăng.

Câu 10: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực?

   A. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng.

   B. Mặt phản xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng.

   C. Mặt trăng bỗng dưng ngừng phát sáng.

   D. Mặt Trăng bị mây đen che khuất.

Câu 11 : Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen ở :

   A. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. 

   B. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

   C. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

   D. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 12: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng đèn đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn?

  A. Tăng lên. B. Không thay đổi.

   C. Giảm đi. D. Lúc đầu tăng lên, sau đó giảm.

Câu 13 : Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là

   A. vùng tối.                           B. vùng nửa tối.

   C. cả vùng tối lẫn vùng nửa tối.                         D. vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau.

Câu 14 : Yếu tố quyết định khi chỉ có bóng tối được tạo ra mà không có bóng nửa tối là

   A. ánh sáng mạnh. B. màn chắn ở gần nguồn.

   C. màn chắn ở xa nguồn. D. nguồn sáng nhỏ.

Câu 15: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là

A. ánh sáng không mạnh lắm. B. nguồn sáng rộng.

C. màn chắn ở gần nguồn. D. màn chắn ở xa nguồn.

Câu 16: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm Âm lịch?

   A. Vì đêm rằm Âm lịch, Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất.

   B. Vì Mặt Trăng tròn nhất vào đêm rằm Âm lịch.

   C. Vì Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng.

   D. Vì đêm rằm Âm lịch là ngày kết thúc một chu kì quay của Mặt Trăng.

Câu 17 : Để đo chiều cao của một tòa chung cư 20 tầng, An đã sử dụng một chiếc cọc dài 1 mét và thước đo. Lúc 11h trưa, An thực hiện phép đo bằng cách cắm cọc thẳng đứng tại một vị trí nằm trong vùng bóng tối mà tòa nhà tạo ra sao cho điểm đầu ở bóng của cọc trùng với điểm đầu của bóng tối của tòa nhà. An vạch dấu các vị trí cắm cọc và điểm đầu của bóng cọc trên mặt đất, rồi sử dụng thước đo thu được kết quả theo sơ đồ sau.

Chiều cao của tòa là :

   A. 75 m.

   B. 82 m. 

   C. 70 m.

   D. 80 m.

 

Câu 18 : Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.

Hiện tượng …… xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và khi đó………nằm giữa hai thiên thể kia. 

    A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng         B. Nguyệt thực/ Trái Đất

    C. Nhật thực/ Mặt Trăng         D. Nhật thực/ Trái Đất

Câu 19 : Vật cản sáng là vật

   A. Cho ánh sáng truyền qua B. Cản đường truyền ánh sáng

   C. Không cho ánh sáng truyền qua D. Đặt trước mắt người quan sát

Câu 20 : Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng?

   A. Trời bỗng sáng bừng lên.

   B. Xung quanh Mặt Trăng xuất hiện cầu vồng.

   C. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

   D. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn