Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn
1. Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a) Đoạn tả lá bàng
- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b) Đoạn tả cây cối
- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
- Hình ảnh so sánh : nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
- Hình ảnh nhân hóa : Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều
2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích:
GỢI Ý:
Lá chuối là loại lá đơn có mặt phiến rộng và dài. Từ cuống đến đầu lá dài cỡ non hai thước. Giữa sống lá to chừng ngón tay cái, hai mặt lá xanh nõn, mượt mà hai bên, rộng hơn gang tay. Mượt mà thế nhưng trên mặt phiến ấy là những đường gân cỡ cọng chỉ đan len của bà. Có thể những chiếc gân ấy giữ cho lá vững vàng trước những trận gió mạnh. Công dụng của lá chuối thật nhiều: ủ thức ăn, gói bánh... và cho cả bóng mát.