Trong bài Một người chính trực, Tô Hiến Thành đã tìm người thay mình theo cách nàoCâu 1. Trong bài Một người chính trực, Tô Hiến Thành đã tìm người thay mình theo cách nào? * 1 điểm A. Chọn người suốt ngày chăm sóc hầu hạ mình lúc ốm đau. B. Chọn người theo ý của thái hậu. C. Chọn người có tài lo việc nước. Câu 2. Vì sao nhân dân ca ngợi Tô Hiến Thành? * 1 điểm A. Vì ông là người thẳng thắn, chính trực. B. Vì ông luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của bản thân. C. Cả hai ý trên. Câu 3. Dòng nào dưới đây gồm các từ ghép? * 1 điểm A. tươi đẹp, trung thực, thật thà, lon ton. B. dũng cảm, bầu trời, xanh biếc, tươi tốt. C. tươi tắn, đỏ chót, kiên trì, mênh mông. Câu 4. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy: * 1 điểm A. xanh xao, rộng rãi, bát ngát, sông hồ. B. hồng hào, xinh xắn, lấp lánh, trung thực. C. xinh xắn, lung linh, lao xao, li ti. Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ ghép có nghĩa tổng hợp? * 1 điểm A. sách vở, làng quê, tàu thuyền, quần áo. B. quyển sách, quyển vở, xe đạp, nhà cửa. C. Truyện ngắn, truyện dài, sổ sách, chuyện trò Câu 6. Trong các dòng sau, dòng nào gồm các từ ghép có nghĩa phân loại? * 1 điểm A. đùm bọc, bánh kẹo, hoa trái. B. Bánh trái, hoa quả, hoa hồng. C. kẹo bi, kẹo sữa, bánh xốp. Câu 7 * 1 điểm Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh trong bài thơ sau gồm mấy tu láy ? A. 2 từ láy. B. 3 từ láy. C. 4 từ láy. Câu 8. Dòng nào dưới đây có chữ viết sai chính tả? * 1 điểm A. cánh diều, gió thổi, rung rinh, dồn dập. B. cánh diều, gió thổi, rung rinh, rồn rập. C. cánh diều, dạy dỗ, quốc gia, rong chơi. Câu 9 * 1 điểm trong hai câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con A. So sánh B. Nhân hóa C. So sánh và nhân hóa Câu 10. Cốt truyện là gì? * 1 điểm A. Là các nhân vật trong truyện. B. Là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. C. Là phần diễn biến của câu chuyện. |