Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- - Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết. (Ví dụ, ở trường hợp (a) : Lọ hoa đẹp như thế nào (miêu tả) ? Khi làm vỡ, thái độ, tâm trạng của em ra sao (biểu cảm, suy nghĩ) ?,... Trường hợp (b) : Đó là một bà cụ như thế nào ? Cụ lúng túng, sợ sệt khi qua đường ra sao (miêu tả) ? Tình cảm và thái độ của em khi thấy cụ già như thế (biểu cảm... Trường hợp (c) : Đó là một món quà như thế nào (miêu tả) ? Bất ngờ ra sao ? Cảm xúc của em như thế nào (biểu cảm) ?.) - Bước 5: Viết thành đoạn văn kế chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí. II – LUYỆN TẬP 1. Cho sự việc và nhân vật sau đây : Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kế lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. 2. Tìm trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đoạn văn kể lại giây phút trên. Sau đó so sánh với đoạn văn của mình vừa viết để rút ra nhận xét : - Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào ? Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì ? - Đoạn văn của em đã kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa ? ĐỌC THÊM 1. Dế Mèn kể về giây phút cuối cùng của Dế Choắt (cái chết của Dế Choắt do Dế Mèn gây ra) : Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng : - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này : - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. 84 |