Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏiÔng nhìn chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép) Câu 1 (0,5đ): Người ăn xin trong câu chuyện được miêu tả như thế nào? Câu 2 (1đ): Nêu nội dung và Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện. Câu 3 (1đ): Theo em, điều mà nhân vật “tôi" nhận được là gì Câu 4 (1,5đ): Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống “cho đi" PhầnII Trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết: "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc." (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2019, trang 56) Câu 1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có nhân để bắt đầu bằng từ "mùa xuân" và ghi rõ tên tác giả. Câu 2. Ở đoạn mở đầu của bài thơ, tác giả dùng từ "tôi" (Tôi đưa tay tôi hứng) nhưng đến đoạn thơ này lại dùng từ "ta". Hãy giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó?. Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ có trong khổ thơ: "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc." Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, em hãy làm rõ khát vọng được hòa nhập, dâng hiến cho đời của tác giả được thể hiện ở hai khổ thơ trên, trong đó có sử dụng một câu bị động và một phép nội để liên kết cấu (gạch dưới câu bị động và từ ngữ dùng làm phép nối). |