Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sốngCâu 2. (6,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống?
CÂU 2
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A. Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt… B. Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề II. Thân bài 1. Giải thích Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người xung quanh mình. 2.Chứng minh: + Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống. + Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ. + Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn! 3. Mở rộng, lật ngược vấn đề Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh này, đặc biệt trong xã hội ngày nay. III. Kết bài Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân.
CÂU 3
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A. Yêu cầu chung: - Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. - Học sinh biết lựa chọn bài ca dao phù hợp. B. Yêu cầu cụ thể:Thí sinh có thể sắp xếp các ý theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: I. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu hai văn bản và nêu cảm nhận chung về hình ảnh người dân lao động. II. Thân bài 1. Điểm giống nhau về hình ảnh người lao động trong chùm ca dao than thân và trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn Hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, ở hai thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ. |