Tác dụng: Gợi lên hình ảnh cây tre cần cù, vất vả, gian khổ nhưng có tinh thần đoàn kết, gắn bóCâu 3: Tác dụng:Gợi lên hình ảnh cây tre cần cù, vất vả, gian khổ nhưng có tinh thần đoàn kết, gắn bó Câu 4: Nội dung đoạn thơ ngợi ca những vẻ đẹp phẩm chất của cây tre như : đoàn kết, gắn bó, chịu thươn chịu khó, hiên ngang.. đó cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam. 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “…Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng.” (Vũ Tú Nam) Câu 1: (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 2: (1.0 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn? Câu 3: (1.0 điểm) Tác dụng của từ láy được sử dụng trong đoạn văn ? Câu 4: (1.0 điểm): Khái quát nội dung, ý nghĩa của đoạn văn. Gợi ý: Câu 1: PTBĐ chính là: Miêu tả Câu 2: Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm. Câu 3: Tác dụng: Diễn tả sinh động, tinh tế sự cảm nhận của sự vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân đến. Câu 4: Miêu tả làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời . Qua đó thể hiện tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam. Phần II: Làm văn : Viết bài văn biểu cảm về sự vật hoặc con người. Yêu cầu cần đạt: - Biết xác định đúng đối tượng biểu cảm.và trình tự biểu cảm hợp lí. - Biết lập dàn ý cho bài văn biểu cảm. Biết phát huy năng lực, vốn hiểu biết để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của bản thân về đối tượng biểu cảm. - Biết vận dụng kiến thức văn biểu cảm để hoàn thành bài viết đúng đặc trưng thể loại, đúng yêu cầu của đề ra. |