Chuyện gì xảy ra với chú lừa nhỏĐọc thầm bài: CON LỪA TRONG HỐ SÂU Một người đàn ông dắt con lừa của mình ra cánh đồng làng bên gặm cỏ. Bỗng nhiên chú lừa nhỏ bị trượt chân và ngã xuống một cái hố rất sâu. Người chủ thấy vậy liền tìm mọi cách để cứu nó nhưng vẫn không cứu được. Cuối cùng, ông ta quyết định lấp cái hố đó để chôn sống chú lừa vì ông cho rằng việc đó sẽ giúp nó được giải thoát nhanh chóng còn hơn là cứ để nó kêu rống trong tuyệt vọng cho đến lúc chết. Và quan trọng hơn cả là ông không muốn những người khác cũng chẳng may bị rơi xuống hố sâu này như nó. Thế rồi người đàn ông quyết định dùng xẻng xúc từng đống cát lớn hất vào hố. Lúc đầu chú lừa tội nghiệp chỉ biết đứng đó kêu gào thảm thiết. Nhưng sau một hồi, nó rũ sạch đất cát trên mình và giẫm lên đống cát ấy để đứng lên, rồi từ từ dùng chân đùn đống cát đó đến chỗ thấp hơn cho bằng phẳng và cân đối. Cứ như thế, nó liên tục được đứng trên đống cát mà ông chủ vừa đổ xuống. Càng nhiều cát đổ xuống thì con lừa càng đứng được cao hơn. Tới trưa, chú lừa đã thoát khỏi cái hố sâu đó. Ông chủ mừng rỡ vuốt lưng chú lừa nói: “ Ôi, thật là kiên cường!” ( Theo Quà tặng cuộc sống)
Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập: 1. Chuyện gì xảy ra với chú lừa nhỏ? A. Nhảy xuống một cái hố để uống nước. B. Bị ngã xuống một cái hố rất sâu không thể leo lên được. C. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn. D. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.
2. Vì sao người đàn ông quyết định lấp cái hố đó? A. Vì ông thấy phải mất rất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được. B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên. C. Vì ông muốn giúp chú lừa nhanh chóng được giải thoát khỏi nỗi tuyệt vọng và không còn ai bị ngã như nó nữa. D. Vì ông không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.
3. Lúc đầu, chú lừa đã làm gì khi ông chủ đổ đất cát xuống? A. Chú lừa đứng yên không nhúc nhích. B. Chú dùng hết sức để leo lên. C. Chú cố sức rũ đất cát xuống. D. Chú lừa kêu gào thảm thiết.
4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi hố sâu đó? A. Nhờ ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra. B. Vì chú kêu rống lên vả rũ sạch đất cát trên người. C. Nhờ chú tự leo lên miệng hố để thoát ra. D. Nhờ việc chú lấy chân đùn đống cát đến chỗ thấp hơn cho phẳng rồi đứng cao hơn và thoát ra.
5. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
…………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Đặt tên khác cho câu chuyện trên. …………………………………………………………………………………………………………
7. Trong câu: “ Người đàn ông quyết định cầm xẻng xúc từng đống cát lớn hất vào hố.” có mấy động từ? A. Hai động từ. Đó là:................................................................................................... B. Ba động từ. Đó là:..................................................................................................... C. Bốn động từ. Đó là:.................................................................................................. D. Năm động từ. Đó là:.................................................................................................
8. Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì? Ông chủ mừng rỡ vuốt lưng chú lừa nói: “Ôi, thật là kiên cường!” A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. D. Cả 3 đáp án trên.
9. Tìm và ghi lại các từ láy trong đoạn “Thế rồi...cân đối.” …………………………………………………..………………………………………………………
10. Đặt câu với 1 từ láy vừa tìm được ở câu 9.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đọc thầm bài: CON LỪA TRONG HỐ SÂU Một người đàn ông dắt con lừa của mình ra cánh đồng làng bên gặm cỏ. Bỗng nhiên chú lừa nhỏ bị trượt chân và ngã xuống một cái hố rất sâu. Người chủ thấy vậy liền tìm mọi cách để cứu nó nhưng vẫn không cứu được. Cuối cùng, ông ta quyết định lấp cái hố đó để chôn sống chú lừa vì ông cho rằng việc đó sẽ giúp nó được giải thoát nhanh chóng còn hơn là cứ để nó kêu rống trong tuyệt vọng cho đến lúc chết. Và quan trọng hơn cả là ông không muốn những người khác cũng chẳng may bị rơi xuống hố sâu này như nó. Thế rồi người đàn ông quyết định dùng xẻng xúc từng đống cát lớn hất vào hố. Lúc đầu chú lừa tội nghiệp chỉ biết đứng đó kêu gào thảm thiết. Nhưng sau một hồi, nó rũ sạch đất cát trên mình và giẫm lên đống cát ấy để đứng lên, rồi từ từ dùng chân đùn đống cát đó đến chỗ thấp hơn cho bằng phẳng và cân đối. Cứ như thế, nó liên tục được đứng trên đống cát mà ông chủ vừa đổ xuống. Càng nhiều cát đổ xuống thì con lừa càng đứng được cao hơn. Tới trưa, chú lừa đã thoát khỏi cái hố sâu đó. Ông chủ mừng rỡ vuốt lưng chú lừa nói: “ Ôi, thật là kiên cường!” ( Theo Quà tặng cuộc sống)
Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập: 1. Chuyện gì xảy ra với chú lừa nhỏ? A. Nhảy xuống một cái hố để uống nước. B. Bị ngã xuống một cái hố rất sâu không thể leo lên được. C. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn. D. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.
2. Vì sao người đàn ông quyết định lấp cái hố đó? A. Vì ông thấy phải mất rất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được. B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên. C. Vì ông muốn giúp chú lừa nhanh chóng được giải thoát khỏi nỗi tuyệt vọng và không còn ai bị ngã như nó nữa. D. Vì ông không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.
3. Lúc đầu, chú lừa đã làm gì khi ông chủ đổ đất cát xuống? A. Chú lừa đứng yên không nhúc nhích. B. Chú dùng hết sức để leo lên. C. Chú cố sức rũ đất cát xuống. D. Chú lừa kêu gào thảm thiết.
4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi hố sâu đó? A. Nhờ ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra. B. Vì chú kêu rống lên vả rũ sạch đất cát trên người. C. Nhờ chú tự leo lên miệng hố để thoát ra. D. Nhờ việc chú lấy chân đùn đống cát đến chỗ thấp hơn cho phẳng rồi đứng cao hơn và thoát ra.
5. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
…………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Đặt tên khác cho câu chuyện trên. …………………………………………………………………………………………………………
7. Trong câu: “ Người đàn ông quyết định cầm xẻng xúc từng đống cát lớn hất vào hố.” có mấy động từ? A. Hai động từ. Đó là:................................................................................................... B. Ba động từ. Đó là:..................................................................................................... C. Bốn động từ. Đó là:.................................................................................................. D. Năm động từ. Đó là:.................................................................................................
8. Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì? Ông chủ mừng rỡ vuốt lưng chú lừa nói: “Ôi, thật là kiên cường!” A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. D. Cả 3 đáp án trên.
9. Tìm và ghi lại các từ láy trong đoạn “Thế rồi...cân đối.” …………………………………………………..………………………………………………………
10. Đặt câu với 1 từ láy vừa tìm được ở câu 9.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
|