Anh sunn | Chat Online
02/11/2021 20:50:07

Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là


Câu 1. Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là

A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.                                     C. Đông Nam Á, Đông Á.

B. Nam Á, Đông Á.                                                     D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.

Câu 2. Nguyên nhân nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số?

A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.                                       C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.

B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.                                   D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.

Câu 3. Dựa vào H1.1 cho biết: Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động cao?

  A. Đáy rộng, đỉnh nhọn.                               C. Thân tháp rộng, đáy hẹp.

  B. Đáy hẹp, đỉnh nhọn.                                 D. Thân tháp rộng, đáy rộng.

Câu 4. Năm 2001, Trung Quốc có diện tích là 9 597 000km2 và dân số là 1 273,3 triệu người. Vậy mật độ dân số vào năm 2001 của Trung Quốc là

A. 132,6 người/km2         B. 232,6 người/km2            C. 332,6 người/km2        D. 432,6 người/km2

Câu 5. Thành phố Biên Hòa có nhiệt độ cao nhất khoảng 320C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 200C. Vậy biên độ nhiệt của Biên Hòa

A. 120C.                         B. 150C.                               C. 190C.                          D. 210C.

Câu 6. Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là

A. châu Âu.                      B. châu Á.                             C. châu Mĩ.                      D. châu Phi.

Câu 7. Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm

A. các nước phát triển.                                                  C. các nước đang phát triển.

B. các nước kém phát triển.                                          D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Câu 8. Để bảo vệ đất đai ở đới nóng cần phải

A. chặt phá rừng làm nương rẫy.                                  C. trồng cây và bảo vệ rừng.

B. xây dựng các công trình thủy lợi.                            D. bón phân cải tạo đất.

Câu 9. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng?

A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế                                C. Đời sống chậm cải thiện

B. Làm cạn kiệt tài nguyên                                          D. Làm trong sạch môi trường sống

Câu 10. Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Công nghiệp và dịch vụ.                                        C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.

B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.                                  D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.

Câu 11. Vị trí  của đới nóng nằm trong khoảng

A. giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.

B. từ chí tuyến Bắc đến vĩ tuyến 400 Bắc.

C. từ vĩ tuyến 400N - B đến hai vòng cực Nam - Bắc.

D. từ xích đạo đến vĩ tuyến 200 Bắc - Nam.

Câu 12. Ở đới nóng, cây cao su được trồng chủ yếu ở

A. Tây Phi.                       B. Nam Á.                             C. Đông Nam Á              D. Nam Mĩ

Câu 13. Đặc điểm khí hậu của đới ôn hòa là

A. mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

B. khí hậu nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa.

C. càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài.

D. sông ngòi có hai mùa nước đó là mùa lũ và mùa cạn.

Câu 14. Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là

A. gió Tây ôn đới.           B. gió Tín phong.                 C. gió mùa.                      D. gió Đông cực.

Câu 15. Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng?

A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.                                     C. Nâng cao đời sống người dân.

B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.                                  D. khai thác tài nguyên có giá trị.

Câu 16. Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của

A. môi trường nhiệt đới.                                                C. môi trường xích đạo ẩm.

B. môi trường nhiệt đới gió mùa.                                 D. môi trường hoang mạc.

Câu 17. Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là

A. lạnh, khô.                    B. nóng, ẩm.                         C. khô, nóng.                   D. lạnh, ẩm.

Câu 18. Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po, hãy cho biệt nhận xét nào sau đây chưa chính xác?

  A. Nhiệt độ cao quanh năm.

  B. Mưa nhiều quanh năm.

  C. Biên độ nhiệt cao.

  D. Tháng 11,12 có lượng mưa cao nhất.

 

 

 

 

Câu 19. Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển?

A. Rừng rậm nhiệt đới.                                              C. Rừng thưa và xa van

B. Rừng rậm xanh quanh năm.                                  D. Rừng ngập mặn

Câu 20. Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng:

A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.                                 B. vĩ tuyến 50 B – N đến chí tuyến Bắc (Nam).

D. chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 400N.                         C. vĩ tuyến 50B – N đến vòng cực Bắc (Nam)..

Câu 21. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của môi trường nhiệt đới?

A. Càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài.

B. Khí hậu có đặc điểm là nóng, mưa nhiều quanh năm.

C. Khí hậu nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa.

D. Sông ngòi có hai mùa nước đó là mùa lũ và mùa cạn.

Câu 22. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm?

A. Khí hậu nóng và ẩm mưa nhiều quanh năm.

B. Biên độ nhiệt độ nhiệt trung bình năm  khoảng (30C).

C. Lượng mưa trong năm lớn, tăng dần từ xích đạo về hai cực.

D. Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%.

Câu 23. Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?

A. Môi trường xích đạo ẩm.                                       C. Môi trường nhiệt đới.

B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.                              D. Môi trường ôn đới.

 Câu 24. Đâu không phải là nguyên nhân làm cho thời tiết ở đới ôn hòa thay đổi thất thường là

A. các dòng hải lưu nóng.                                             C. gió Tây ôn đới.

B. các đợt khí nóng, khí lạnh                                       D. dòng hải lưu lạnh.

Câu 25. Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là

A. môi trường ôn đới hải dương.                               C. môi trường hoang mạc.

B. môi trường ôn đới lục địa.                                     D. môi trường địa trung hải. 

Câu 26. Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây?

A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại.

B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng.

C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm khác nhau.

D. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị sói mòn rửa trôi.

Câu 27. Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa?

A. Môi trường ôn đới hải dương.                               C. Môi trường ôn đới lục địa.

B. Môi trường địa trung hải.                                      D. Môi trường nhiệt đới gó mùa.

Câu 28. Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do

A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.

B. ảnh hưởng của dòng biển lạnh chạy ven bờ.

C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.

D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.

Câu 29. Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là

A. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.                                    C. đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng.

B. đất ngập úng, gây thoái hóa đất.                                    D. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.

Câu 30. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là do

A. giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.

B. điều kiện tự nhiên cho sản xuất còn  hạn chế.

C. chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.

D. dân số đông và tăng nhanh hơn so với lương thực.

Câu 31. Kiểu môi trường của đới ôn hòa là

A. môi trường nhiệt đới.                                           C. môi trường xích đạo ẩm.

B. môi trường ôn đới hải dương.                             D. môi trường nhiệt đới gió mùa.

Câu 32. Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là

A. châu Âu.                    B. châu Á.                     C. châu Mĩ.                    D. châu Phi.

Câu 33.Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ con người?

A. Mưa axít.                                                               C. Thủy triều đỏ.

B. Hiệu ứng nhà kính.                                                D. Tầng ô zôn bị thủng.

Câu 34. Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp, đổ ra biển gây ra hiện tượng

A. thủy triều đen.            B. triều cường.                    C. thủy triều đỏ.                       D. triều kém

Câu 35. Đi từ vĩ tuyến 50 về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là

A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.

B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.

C. xa van, rừng thưa, nửa hoang mạc.

D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan.

Câu 36. Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do

A. mở rộng diện tích đất canh tác.                                     C. nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên.

B. chiến tranh tàn phá.                                                         D. con người khai thác quá mức.

Câu 37. Thảm thực vật đới ôn hòa từ Tây sang Đông là

A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.

B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.

C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.

D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.

Câu 38. Ở đới ôn hòa, môi trường đang bị ô nhiễm đáng báo động, đặc biệt là ô nhiễm môi trường

A. nước và đất.                                                               C. không khí và đất.      

B. nước đại dương và đất.                                             D. nước và không khí.

Câu 39. Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là

A. ôn hòa.                                                                        C. vô cùng khắc nghiệt.

B. thất thường.                                                                D. Thay đổi theo mùa.

Câu 40. Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là

A. núi lửa.                        B. bão cát.                             C. bão tuyết.                    D. động đất.

Câu 41. Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

A. Do con người dùng tàu phá băng.                           C. Do nhiệt độ Trái Đất đang nóng lên.

B. Do mực nước biển ngày càng dâng cao.                D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Câu 42. Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?

A. Voi.                              B. Tuần lộc.                          C. Hải cẩu.                       D. Chim cánh cụt.

Câu 43. Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là

A. Rêu, địa y.                   B. xa van, cây bụi.               C. rừng rậm nhiệt đới.    D. rừng lá kim.

Câu 44. Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là

B. mưa axit.                     B. băng tan ở hai cực.         C. bão tuyết.                    D. khí hậu khắc nghiệt.

Câu 45. Năm 2001, In-đô-nê-xi-a có diện tích là 1.919.000 km2 và dân số là 206,1 triệu người. Vậy mật độ dân số vào năm 2001 của In-đô-nê-xi-a là

A. 307,3 người/km2        B. 207,3 người/km2             C. 107,3 người/km2          D. 407,3 người/km2

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn