Từ bài đọc trên, là một học sinh em nghĩ mình cần làm gì để bảo vệ hòa bìnhTừ bài đọc trên, là một học sinh em nghĩ mình cần làm gì để bảo vệ hòa bình?BÌNH Ông Lê Đức Thọ (tên khai sinh là Phan Đình Khải, 1911 – 1990), quê ở xã Nam Vân, thành phố Nam Định. Ông tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Trải qua 64 năm hoạt động cách mạng, ông đã giữ trọng trách cao trong nhiều lĩnh vực công tác của Đảng. Với vai trò là cố vấn đặc biệt trong phái đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông được xem là người có đóng góp quan trọng và quyết định vè việc Mĩ phải kí “Hiệp định Pa-ri (Paris) ngày 27/1/1973” – Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ủy ban giải thưởng Nô-ben đã quyết định trao Giải thưởng Nô-ben Hòa bình – Giải thưởng “cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang, trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình”, cho ông Lê Đức Thọ. Nhưng ông đã từ chối với lí do bấy giờ hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam. Ông cũng là một nhà thơ với một số tập thơ như “Trên những nẻo đường”, “Đường ngàn dặm”, “Nhật kí đường ra tiền tuyến”,... Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng; Đảng và Nhà nước Liên Xô tặng Huân chương Cách mạng tháng Mười; Nhà nước Cam-pu-chia (Cambodia) tặng Huân chương Ăng-co (Angkor)... Phạm Nguyễn Lê Châu tổng hợp Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: (Câu 1-4, 5-7) Câu 1: Bài báo trên chủ yếu nói về: A. Hiệp định Pa-ri. B. Ông Lê Đức Thọ và Giải Nô-ben Hòa bình. C. Lễ kí kết Hiệp định Pa-ri. D. Tiểu sử của ông Lê Đức Thọ. Câu 2: Vì sao ông Lê Đức Thọ được trao Giải thưởng Nô-ben Hòa bình? A. Vì ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội. B. Vì ông đã lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. C. Vì ông có đóng góp to lớn cho hòa bình của Việt Nam và các nước. D. Vì ông vừa là một nhà hoạt động cách mạng, vừa là một nhà thơ. Câu 3: Tại sao ông Lê Đức Thọ từ chối Giải thưởng Nô-ben Hòa bình? A. Ông được tặng nhiều huân chương. B. Muốn tổ chức hội nghị hòa bình. C. Bấy giờ, Việt Nam chưa hòa bình. D. Chờ Việt Nam được hòa bình. Câu 4: Có thể dùng cụm từ nào dưới đây để nói về ông Lê Đức Thọ? A. Văn võ song toàn. B. Đứng mũi chịu sào. C. Người ta là hoa đất. D. Thương người như thể thương thân. Câu 5: Từ bài đọc trên, là một học sinh em nghĩ mình cần làm gì để bảo vệ hòa bình? ................................................................................................................ ................................................................................................................ Câu 6: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “tổ quốc”? A. Đất nước B. Quốc hiệu C. Doanh nghiệp D. Quốc tịch Câu 7: Từ “chín” trong câu: “lúa ngoài đồng đã chín vàng.” và câu “Tổ em có chín học sinh.” là: A. Từ đồng nghĩa. B. Từ đồng âm. C. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa. Câu 8: Tìm và viết các từ trái nghĩa có trong câu thơ sau: Đắng cay mới biết ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau. ................................................................................................................ Câu 9: Tìm 2 từ chứa tiếng “quốc” có nghĩa là “nước”? ................................................................................................................ Câu 10: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ |