Câu thơ nào có từ mượn: Bước dần theo ngọn tiểu khêI. Trắc nghiệm: 2,0 điểm Câu 1. Câu thơ nào có từ mượn: A. Bước dần theo ngọn tiểu khê. C. Cỏ non xanh tận chân trời. B. Nao nao dòng nước uốn quanh. D. Tà tà bóng ngả về tây. Câu 2. Trong các từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “gan dạ”? A. Can đảm. B. Dũng cảm. C. Mạnh mẽ. D. Gan góc. Câu 3. Để tạo ra câu ghép kiểu quan hệ nguyên nhân - kết quả từ câu “Bom nổ gần, Nho bị choáng” có thể sử dụng cặp quan hệ nào thích hợp: A. Vì…nên… B. Nếu…thì… C. Giá…thì… D. Để…thì…. Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói” A. Điệp từ, nói quá. C. Điệp từ, từ láy. B. Điệp từ, ẩn dụ. D. Điệp từ, hoán dụ. Câu 5. Từ nào sau đây là từ ghép? A. Nhỏ nhẹ. B. Xinh xinh. C. Long lanh. D. Lấp lánh. Câu 6. Xác định quan hệ giữa các vế trong câu ghép: “Cây lược ngà ấy, chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh” (Nguyễn Quang Sáng) A. Quan hệ nhượng bộ. C. Quan hệ điều kiện. B. Quan hệ tương phản. D. Quan hệ nguyên nhân. Câu 7. Ý nào nhận định đúng nhất về câu sau? “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. (Trong lòng mẹ) A. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích. B. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân. C. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện. D. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ. Câu 8. Câu 27: Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ? A. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao. B. Giúp tôi với, lạy Chúa! D. Những tên khổng lồ nào cơ? |