Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8Câu 1: Nhà văn là cha đẻ của những câu chuyện thu hút thế hệ thiếu nhi trên thế giới với những nhân vật gần gũi giữa hiện thực và kì ảo là ai? A. An-déc-xen. B. O Hen-ri C.Nguyên Hồng D. Xéc-van-tec Câu 2. Sự tương phản được tạo dựng nhằm thể thiện những mong ước, khát vọng của nhà văn dành cho những đứa trẻ bất hạnh được thể hiện trong “Cô bé bán diêm” là A. Cuộc sống qua khứ với bà trong ngôi nhà với hiện tại cùng người cha nghiện rượu B. Cô bé đầu trần, chân đất giữa mưa tuyết cùng những ngôi nhà ấm áp, thơm mùi ngỗng quay. C. Hiện tại khắc nghiệt với những mộng tưởng hiện lên trong ánh sáng que diêm. D. Hình ảnh cô bé ra đi, đôi môi mỉm cười với sự thờ ơ của mọi người trong ngày đầu năm mới. Câu 3. Cái nhìn đan xen giữa hiện thực với sự hoang tưởng cùng lúc được thể hiện rõ ràng trong văn bản A. Cô bé bán diêm B. Đánh nhau với cối xay gió C. Hai cây phong D. Chiếc lá cuối cùng Câu 4. Gía trị hiện thực phê phán được phản ánh trong câu chuyện cô bé bán diêm được thể hiện với tình huống A. Cô bé trong đem giao thừa chịu cảnh đói, rét mà không dám về nhà B. Trong đem cô thu mình trong góc nhỏ tránh rét và quẹt những que diêm C. Hiện thực lạnh lẽo, giá rét với những gì hiện ra trong ánh lửa của que diêm D. Mọi người bàn tán về những que diêm cháy hết bên cạnh cô bé đã chết vì đói rét. Câu 5. Vì sao nhà văn không miêu tả cô bé quẹt những que diêm tiếp theo sau lần thứ năm? A. Tránh lặp đi lặp lại trong việc miêu tả. B. Những que diêm tiếp theo đều là hình ảnh người bà hiện ra. C. Trong bao diêm chỉ còn lại năm que diêm, cô bé đã sử dụng hết. D. Điều đó không cần thiết vì ước mơ của cô bé đã hết. Câu 6.Nhận xét nào không đúng với lòng cảm thông và chia sẻ của nhà văn với cô bé bán diêm trong truyện? A. Nhà văn mong ước cho cô bé có một gia đình mới và sống hạnh phúc. B. Xây dựng những ước mơ của trẻ thơ qua các mộng tưởng hiện lên khi que diêm thắp sáng C. Cô bé ra đi trong nụ cười hạnh phúc, đôi má hồng hào giải thoát khỏi số phận đau khổ, bất hạnh. D. Cô theo bà về với thượng đế, đến với thế giới hạnh phúc tràn đầy tình yêu thương. Câu 7. Nhà văn đã mang đến cảm hứng mới mẻ, tiếng cười cho độc giả khắp nơi bằng những tình huống nửa cười, nửa khóc là A. An-déc-xen B. Ai-ma-tốp C. O Hen-ri D. Xéc-van-tec Câu 8. Suy nghĩ về việc đánh cược cả cuộc đời mình một cách đầy bi ai và đáng thương được thể hiện trong suy nghĩ của nhân vật nào? A. Xiu B. Đô Ki-hô-tê C. Giôn-xi D. Cụ Bơ-men Câu 9. Trong các văn bản nước ngoài, cặp nhân vật nào được coi là cặp bài trùng A. Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô B. Xiu và Giôn-xi C. Người bà và cô bé bán diêm D. Xiu và cụ Bơ-men Câu 10. Người đã phản ánh hiện thực của nước Mĩ hiện đại luôn có những mặt trái là A. An-déc-xen B. Ai-ma-tốp C. O Hen-ri D. Xéc-van-tec Câu 11. “Đánh nhau với cối xay gió” không chỉ là câu chuyện đem lại tiếng cười mà còn là bài học sâu sắc và ý nghĩa về cuộc sống? A. Nhìn nhận sự vật sự việc cần phải có cái nhìn thực tế, không được hoang tưởng xa vời. B. Khi đánh giá mỗi con người cần phải biết đặt mình trong hoàn cảnh cụ thể nào đó C. Tình yêu thương là sức mạnh kì diệu thay đổi cuộc sống của mỗi con người. D. Tình yêu, lòng cảm thông đối với những trẻ em bất hạnh là điều cần cả thế giới cùng bắt tay thực hiện Câu 12. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác bởi giá trị nào quan trọng nhất. A. Chiếc lá được vẽ giống như thật với tài năng nghệ thuật đích thực của người nghệ sĩ B. Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất C. Chiếc lá là sáng tác cuối cùng của người nghệ sĩ già có trái tim nhân hậu D. Chiếc lá được vẽ bằng trái tim nhân hậu, lan tỏa tình yêu thương và điều tốt đẹp. Câu 13. Mỗi khi kéo tấm rèm cửa lên Xiu lại lo lắng bởi A. Những cơn gió lạnh khiến bệnh sưng phổi của Gi ôn-xi nặng thêm B. Nhìn thấy chiếc lá thường xuan không chịu rời bỏ cành để mùa xuân trở về C. Chiếc lá cuối cùng rụng và người bạn nhỏ cùng phòng sẽ ra đi mãi. D. Bầu trời lại thêm lạnh lẽo bởi những cơn mưa tuyết dày đặc sẽ cướp đi người bạn nhỏ cùng phòng Câu 14. Nghệ thuật tương phản đã tạo dấu ấn mạnh mẽ về hiện thực lạnh lùng vô tâm được thể hiện tinh tế trong văn bản A. Cô bé bán diêm B. Đánh nhau với cối xay gió C. Chiếc lá cuối cùng D. Đánh nhau với cối xay gió, Cô bé bán diêm Câu 15. Nhân vật nào trong truyện để lại cho người đọc những giây phút thích thú với những nét đáng cười, đáng trách nhưng đáng yêu trong tâm hồn A. Xan-chô B. Giôn-xi C. Đôn Ki-hô-tê D. Cụ Bơ-men Câu 16. Đâu không phải là giá trị hiện thực xuất sắc trong các văn bản nước ngoài? A. Phê phán thái độ vô tâm của xã hội với những con người bất hạnh. B. Tố cáo mặt trái xã hội trong một đất nước Mĩ giàu đẹp trong suy nghĩ nhiều người C. Phê phán những con người sống xa rời thực tế luôn tạo ra tiếng cười cho người khác D. Phê phán sự áp bức bóc lột đối với những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Câu 17. Nhận định nào là không chính xác về con người của Xan-chô A. Con người có cái nhìn thực tế, đúng bản chất sự việc B. Luôn dũng cảm trước những thách thức. C. Thực dụng và thực tế trong cách sống, cách nhìn cuộc đời D. Suy nghĩ giản đơn và thực tế đến mức khô khan, thực dụng… Câu 18. Chiếc lá thường xuân đã gửi tới người đọc thông điệp cuộc sống nào? A. Sức sống thầm lặng, bền bỉ đem tới hi vọng cuộc sống B.Cách sống tử tế với sự quan tâm chia sẻ trong khi khó khăn C. Lan tỏa tình yêu thương để cuộc sống thêm tươi đẹp D. Hãy biết chia sẻ, động viên nhau trong khi tuyệt vong Câu 19. Điều gì đã dẫn đến tình huống nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần gây bất ngờ cho người đọc? A. Kiệt tác chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men B. Tình yêu và sự quan tâm của Xiu với Giôn-xi C. Ý thức và hi vọng sống xuất hiện trong lòng Giôn-xi D. Giôn-xi ước mơ vẽ vịnh Na-plơ Câu 20.Nét đẹp trong con người Đôn Ki-hô-tê cần được học tập trong cuộc sống với mỗi người là gì? A. Suy nghĩ mộng mơ đến mức hoang tưởng B. Lòng dũng cảm, gan dạ gắn liền với tâm hồn mơ mộng đến hoang tưởng C. Sống có lí tưởng và sẵn sàng bắt tay vào theo đuổi ước mơ. D.Tôn thờ tình yêu quên ăn, quên ngủ để nghĩ về người yêu |