Ôn tập Chương I Quang HọcM.n ơi em cần giúp gấp ạ Chöông I : QUANG HOÏC I. Lí thuyeát: Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? * Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó? * Lưu ý :( Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác). Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không? Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? * Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì? Câu 4: Tia sáng là gì? * Áp dụng: Tại sao trong các lớp học, người ta thường gắn đèn ở các phía trái, phải và tập trung trên trần nhà mà không gắn tập trung về một phía? Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng? Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Câu 7: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? * Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? Câu 8: Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? * Löu yù: 1.ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng a-Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: +ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật +Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn +Có kích thước bằng kích thước của vật +Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương b-Các tia sáng đi từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S' 2.Gương cầu lồi: Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi a-ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và luôn nhỏ hơn vật b-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Câu 9: Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm? Lưu ý các chùm sáng “song song”, “phân kì” tới gương cầu lõm sẽ cho các chùm sáng phản xạ như thế nào? II-CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM : CÂU 1 : Nguồn sáng có đặc điểm gì? A. Truyền ánh sáng đến mắt ta. B. Tự nó phát ra ánh sáng. C. Phản chiếu ánh sáng. D. Chiếu sáng các vật xung quanh. CÂU 2 : Chiếu một tia sáng lên gương phẳng , ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600 . Giá trị góc tới là A- 10 0 B- 30 0 C- 40 0 D- 20 0 CÂU 3 : Dùng một gương cầu lồi làm gương chiếu hậu, để quan sát ảnh của một vật ở phía sau xe ô tô thì có lợi gì hơn so với dùng gương phẳng? A. Ảnh to hơn B. Quan sát được một vùng rộng hơn. C. Ảnh nhỏ hơn D. Ảnh giống vật hơn. CÂU 4 : Chiếu một tia sáng lên gương phẳng ta thu được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 1200. Số đo của góc tới i và góc phản xạ i, lần lượt bằng : A. i = 500, i’ =700 B. i =700, i’ =500 C. i = 600, i’ = 600 D. i = 550, i’ =650 CÂU 5 : Cho điểm sáng S cách gương phẳng 40 cm theo phương vuông góc với gương. Hỏi ảnh S’ bây giờ sẽ cách gương một khoảng là : A. 20 cm B. 40 cm C. 60 cm D. 80 cm CÂU 6 : Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây . Hỏi người đó đứng cách nơi sét đánh là bao xa ? A-1700m B-170m C-340m D-1360m CÂU 7 : Một cây mọc thẳng đứng ở bờ ao . Cây cao 1,2m, gốc cây cao hơn mặt nước 50 cm . Ngọn cây cách ảnh của nó là : A. 1,7m B. 1,2m C. 2,4m D. 3,4m CÂU 8: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S' cách gương một khoảng d'. So sánh d và d': A. d = d'. B. d > d'. C. d < d'. D. d<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--> d’CÂU 9 : Một tia tới tạo với mặt gương một góc bằng 35o góc phản xạ có giá trị là : A.35O B. 45O C. 55O D. 65O CÂU 10 : Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn ? Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Để cho lớp học đẹp hơn. B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học. C. Để cho học sinh không bị chói mắt. D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. |