Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Phong phanh ngực trần, Dẻo dai vững bền, Đan nhau che bão tố, Nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố, Tre ăn đời ở kiếp với nông dânNhững ngày qua các tỉnh trên cả nước đang tổ chức thi kết thúc học kì 1, Dưới đây là: Bộ 3 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn của 3 tỉnh Bắc Giang, Bến Tre và An Giang năm 2017 vừa được Dethikiemtra.com sưu tầm và đăng tải. Mời các em tham khảo. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 9 – MÔN VĂN NĂM HỌC 2017 – 2018 Câu 1. (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Phong phanh ngực trần Nguyễn Trọng Hoàn, Trích Lũy Tre, Tam ca, tr 9,10, NXB Hội nhà văn 2007) a. Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên b. Trong những dòng thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để viết về cây tre? Phong phanh ngực trần Dẻo dai vững bền Đan nhau che bão tố c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ thuộc trường từ vựng tả đặc điểm, phẩm chất cây tre trong hai dòng thơ sau: Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân Ngay thẳng cùng trời cuối đất d. Theo em, phẩm chất nào của cây tre trong đoạn thơ trên có nhiều nét tương đồng nhất với con người Việt Nam? Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về phẩm chất ấy. Câu 2. ( 6 điểm) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 LỚP 9 MÔN VĂN – 2017 Câu 1 (3,0 điểm) a) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho bieotes mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: Nói băm nói bổ Nửa úp nửa mở b) Sau khi học xong các phương châm hội thoại, khi giao tiếp em cần chú ý những gì? Câu 2. ( 2 điểm) Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên : Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” Câu 3 (5,0 điểm) Viết bài văn tự sự (có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm) thay lời ông Hai, nhân vật trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, kể lại sự việc từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 9 MÔN VĂN – 2017 – 2018 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng công nghệ là thường xuyên, như một phần không thể thiếu. Vào mạng để làm việc, học tập, tìm kiếm thông tin; ngoài ra còn trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến và học hỏi kinh nghiệm khi tham gia các diễn đàn… Việc chia sẻ buồn vui trên blog, các trang mạng xã hội đang trở thành “cơn sốt” đối với giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thiết thực mà công nghệ thông tin mang lại như: làm cho mọi người trên toàn thế giới giao tiếp một cách dễ dàng, trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, phát huy sức mạnh cộng đồng, làm nền kinh tế ngày càng phát triển… thì việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc những sản phẩm công nghệ hiện đại cũng đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại, ipad, máy vi tính để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến. Thay vì như trước đây, giới trẻ dành nhiều thời gian cho việc gặp gỡ trực tiếp bạn bè để cùng nhau làm bài tập nhóm, trò chuyện, vui chơi… thì bây giờ lại gặp nhau bằng cách khởi động máy tính và trò chuyện với nhau qua màn hình máy tính thông qua các trang mạng xã hội – một thế giới ảo. Không ít trường hợp các bạn trẻ mải mê sống với thế giới ảo và đến khi tắt máy, đối mặt với thế giới thực tại lại thấy xa lạ, khó hòa nhập. (Theo duongcv.wordpress.com) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm) Câu 2. Tìm từ trái nghĩa của các từ: nhanh chóng, dễ dàng, mạnh mẽ, ảo (1,0 điểm) Câu 3. Nội dung chính của văn bản? (0,5 điểm) Câu 4. Tìm các từ xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó, trong đoạn [2] Câu 5. Em hiểu thế nào là thế giới ảo? (1,0 điểm) II. Làm Văn (6,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Thuyết minh về một nghề thủ công hoặc đặc sản của quê em Đề 2. Cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Buồn trông nội cỏ rầu rầu Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, trang 94 |