Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8Câu nói sau của Đôn Ki-hô-tê giúp em hiểu gì về con người lão? "...ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài". (Đánh nhau với cối xay gió) A.Đôn Ki-hô-tê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ. B.Đôn Ki-hô-tê coi thường tất cả mọi sự đau đớn. C.Đây là một người hoàn toàn không biết sợ một ai hay một thế lực nào. D.Đôn Ki-hô-tê đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xan-chô Pan-xa. 2Một trường từ vựng: A.Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Một trường từ vựng có thể bao gồm các từ khác biệt nhau về từ loại B.Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Một trường từ vựng chỉ có chung nhóm loại C.Một trường từ vựng có thể gồm nhiểu trường từ vựng. Một trường từ vựng cùng đều phải là danh từ D.Một trường từ vựng có chỉ một trường từ vựng nhỏ hơn. Một trường từ vựng có thể bao gồm các từ khác biệt nhau về từ loại 3Ý nào nói ĐÚNG về điểm khác biệt giữa từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? A.Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định B.Từ ngữ địa phương sử dụng rộng rãi, biệt ngữ xã hội sử dụng hẹp C.Từ ngữ địa phương là từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội là được sử dụng trong xã hội nhất định và không được sư dụng phổ biến vì nó là biệt ngữ D.Từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng ở một ( một số) địa phương nhất định, biệt ngữ xã hội được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định 4Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngai rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mìh muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Khái Hưng, theo Ngữ văn 6, tập 2) Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? A.Cuối đoạn B.Đầu đoạn C.Giữa đoạn D.Cả đầu và cuối đoạn 5Văn bản : “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây? A.Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận B.Biểu cảm, Tự sự, Miêu tả C.Nghị luận, Tự sự D.Tự sự, Miêu tả, Nghị luận 6Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên? A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ". B."Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập". C."Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ". D."Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ". 7Nhân vật tên cai lệ trong ‘‘ Tức nước vỡ bờ’’ của Ngô Tất Tố đại diện cho: A.Xã hội phong kiến tàn ác, bất công B.Đại diện cho tay sai quyền lực C.Xã hội phong kiến với những luật lệ tốt đẹp D.Đại diện cho những thế lực quyền cao trong xã hội phong kiến 8Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến? A.Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? B.Bác nghỉ, cháu đi làm đây ạ! C.Thôi im đi, anh hiệp sĩ mù . D.Hôm nay anh không học à? 9An-đéc-xen nổi tiếng với loại truyện viết cho độc giả nào? A.Dân nghèo thành thị. B.Thị dân. C.Những thuỷ thủ. D.Trẻ em. 10Cho đoạn văn sau: U lại nói tiếp: - Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên Thận. Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các bó vừa chăn trâu vừa đi học đấy thì sao. (Bùi Hiển, Ngày công đầu tiên của cu Tí) Tìm câu liên kết trong đoạn văn. A.Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy B.U lại nói tiếp C.Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? D.Thôi, cái gì làm một cái thôi |