Tuyết Ly | Chat Online
04/12/2021 20:53:54

Người ngồi trên xe cần đề phòng hiện tượng nào sau đây khi xe dừng lại đột ngột


Câu 1. Người ngồi trên xe cần đề phòng hiện tượng nào sau đây khi xe dừng lại đột ngột?

A. bị nghiêng sang trái.                          B. bị nghiêng sang phải.    

C. bị ngã về phía trước.                          D. bị ngã về phía sau.

Câu 2. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp

A. quả bóng xoay tròn tại một điểm trên sân cỏ.

B. thùng hàng bị kéo lê trên sàn nhà.

C. quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.         

D. miếng gỗ nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.

Câu 3. Móc lực kế vào miếng gỗ rồi kéo cho miếng gỗ chuyển động đều trên mặt bàn, khi đó số chỉ của lực kế không đổi. Miếng gỗ chuyển động thẳng đều chứng tỏ

A. lực kéo quá nhỏ.                     B. lực ma sát trượt cân bằng với lực kéo.   

C. miếng gỗ có quán tính.             D. trọng lực của miếng gỗ cân bằng với lực kéo.

Câu 4. Áp suất khí quyển gây ra tác dụng trong hiện tượng

A. săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.

B. đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng bị phồng lên.

C. hút nước từ cốc vào miệng bằng ống hút.

D. quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng trở lại.

Câu 5. Nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ là do

A. lỗi của nhà sản xuất.                          B. để nước trà trong ống có thể bay hơi.

C. để đỡ tốn nguyên liệu làm ấm.            D. để lợi dụng áp suất khí quyển.

Câu 6. Cách làm nào sau đây không đúng?

A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

B. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

C. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép.

Câu 7. Cho ba bình có tiết diện S₁ = 2S₂ = 4S₃. Lần lượt đổ vào các bình này 3 loại chất lỏng: rượu (d₁ = 8000N/m³), nước (d₂ = 10000N/m³) và nước đá tan (d₃ = 9000N/m³) đến độ cao ngang nhau. So sánh áp suất trong các bình thì

A. p₂ > p1 > p3.         B. p₂ > p₂ > p₂.         C. p₂ > p₃ > p₁.         D. p₁ > p₃ > p₂.

Câu 8. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên

A. mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau tùy thuộc tiết diện mỗi nhánh.

B. lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau.

C. các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều cùng ở một độ cao.

D. không tồn tại áp suất chất lỏng.

Câu 9. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào

A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.

B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

C. trọng lượng riêng và thể tích của vật.

D. trọng lượng của vật và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 10. Treo một vật nặng vào lực kế và đặt ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P. Nhúng vật nặng vào trong nước, lực kế chỉ giá trị F. So sánh hai số chỉ của lực kế thì

A. P < F.                 B. P > F.                          C. P = F.                          D. P =½ <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--><!--[if gte mso 9]--><xml> </xml><![endif]-->F.

Bài tập đã có 4 trả lời, xem 4 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn