Từ văn bản trên, tác giả gửi gắm thông điệp gìTác hại của túi nilon với môi trường. Để sản xuất được túi nilon, nhà sản xuất phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt cùng với các chất phụ gia. Các chất phụ gia này chủ yếu là các chất hóa dẻo, phẩm màu, kim loại nặng. Chính vì vậy, quá trình sản xuất túi nilon sẽ tạo ra khí CO2, làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo nhiều nghiên cứu, túi nilon khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy hoàn toàn nếu không chịu tác động của ánh sáng mặt trời. Khi túi nilon được thải ra môi trường, chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Khi vứt xuống ao, hồ, sông, ngòi, chúng sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh và gây nên ứ đọng nước thải, dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Tác hại của túi nilon đối với sức khỏe con người. Vì túi nilon được làm từ dầu mỏ nên khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc và ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, gây ung thư và giảm khả năng miễn dịch…Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm tươi sống và cả thực phẩm còn nóng mà không hề biết rằng túi nilon khi gặp nhiệt độ nóng sẽ thôi nhiễm các kim loại nặng như cadimi, chì gây ung thư não và phổi. Vì thế, nếu chúng ta sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn nóng thì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Theo thống kê, trung bình một hộ gia đình Việt Nam sử dụng 5-7 túi nilon/ngày. Như vậy, mỗi ngày sẽ có hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường. (Theo tài liệu của Sở khoa học - Công nghệ Hà Nội) Câu 4: Từ văn bản trên, tác giả gửi gắm thông điệp gì? |