Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏiThay trời làm mưa Một buổi sáng, hàng ngàn bộ đội từ khắp nơi kéo dồn dập về các làng dọc theo bờ sông Lam. Một bà mẹ ra sông gánh nước hỏi: “Các anh đi đâu mà đông thế?”. Một chiến sĩ đáp: “Đi đánh giặc nắng, mẹ ạ!”. Bà mẹ hấp háy đôi mắt, cười: “Ra giặc gì các anh cũng đánh được!” Bờ sông Lam có nơi cao đến mười lăm mét. Đoạn thì thoai thoải như sườn đồi. Nhiều đoạn lại dựng ngược như bức tường thành. Từ bờ sông vào đến ruộng phải qua nhiều bãi rộng. Đem được nước lên bờ lại lo bãi cát hút mất hết. Sau đó, cả bộ đội và dân làng liền bắt tay vào việc, hăng hái sôi nổi. Từ mặt nước lên đến bờ sông, anh em bộ đội đã chắn thành nhiều bậc thang, sáu bậc, tám bậc, có nơi đến mười bậc. Mỗi bậc là một kho chứa nước nhỏ. Hàng ngàn cánh tay rắn chắc tát nước chuyển lên từng cấp thang giữa tiếng trống, tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng loa inh ỏi. Nước đã trào lên từng cấp một. Trong giây lát, nước đã leo lên bậc thang cao nhất và bắt đầu chảy vào lòng máng để băng qua bãi cát. Dưới ánh nắng chang chang, nước như vàng loãng từ trong bờ chảy ra từ từ trên những đường mương. Năm ngày sau, nước đã vào đến ruộng, cờ đã mọc ngay giữa cánh đồng đang chết khát. Nước đã chảy reo quanh chân lúa. Lúa rung lên và lòng người cũng rung lên. Nước đã lấp dần các vết thương nứt nẻ. Nước chảy tràn ra, tràn mãi ra, triền miên. Một sào, hai sào, một mẫu, hai mẫu, rồi hàng trăm mẫu, hàng ngàn mẫu uống nước, uống mãi... Trời vẫn nắng nhức mắt, vẫn không một giọt mưa. Nước vẫn chảy chan hoà, reo trên những ruộng lúa. Theo THANH TỊNH Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây hoặc làm bài theo yêu cầu. Câu 1. Bộ đội về các làng dọc theo bờ sông Lam để làm gì? a – Để đắp đê chống lũ. b – Để tát nước chống hạn. c – Để chuẩn bị chiến đấu. d – Để gặp gỡ dân làng. Câu 2. Các anh bộ đội đã đưa nước từ sông Lam vào đồng ruộng bằng cách nào? a – Đào mương dẫn nước chảy vào. b – Gánh nước từ sông chuyển vào. c – Tát nước lên theo từng cấp thang. d – Bơm nước từ sông lên để dẫn vào. Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảnh “đánh giặc nắng” rất sôi nổi? a – Anh em bộ đội đã chắn thành nhiều bậc thang dẫn nước. b – Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng loa inh ỏi. c – Trong giây lát, nước đã leo lên bậc thang cao nhất. d – Cờ đã mọc ngay giữa cánh đồng đang chết khát. Câu 4. Hình ảnh “Lúa rung lên và lòng người cũng rung lên” cho thấy điều gì? a – Nước chảy vào ruộng lúa rất mạnh. b – Gió thổi mạnh trên cánh đồng lúa. c – Lúa vui mừng chào đón mọi người. d – Lúa và người đều vui khi có nước. Câu 5. Nội dung chính của bài văn là gì? a – Ca ngợi các anh bộ đội giúp dân chống hạn cứu lúa. b – Ca ngợi các anh bộ đội gần gũi, gắn bó với nhân dân. c – Miêu tả cuộc sống của dân làng dọc theo bờ sông Lam. d – Miêu tả những cánh đồng lúa reo vui khi có nước về. Câu 6. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở dưới: Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại. Động từ Tính từ Quan hệ từ Câu 7. Viết lại các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bảng cho đúng quy định: Tên người Tên địa lí Mác-Xim Go-Rơ-Ki / ........................................... Mo-ri-Xơn / ........................................................... Oa-Sinh-Tơn / ......................................... Tây ban nha / ......................................... PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Tìm và viết những câu thơ có hình ảnh so sánh trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa. Nêu cảm nhận về một hình ảnh so sánh mà em thích. |