Lập luận nào sau đây là đúng? Điện trở của dây dẫnCâu 31: Lập luận nào sau đây là đúng? Điện trở của dây dẫn: A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi. C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn. D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa. Câu 32: Đặt vào hai đầu một dây Nicrom có tiết diện đều 0,5 mm2 và điện trở suất 1,1.10-6 m một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,25A.Nếu cắt dây đó thành ba phần bằng nhau, chập lại và cũng đặt vào hiệu điện thế như trên thì khi đó cường độ dòng điện qua mạch chính là bao nhiêu? A. 2,25A. B. 2,5A. C. 2,75A. D. 3A. Câu 33: Đặt vào hai đầu một dây Nicrom có tiết diện đều 0,5 mm2 và điện trở suất 1,1.102 một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,25A. Tính chiều dài của dây? A. 17m B. 18m C. 19m D. 20m Câu 34: Một dây bằng nhôm có khối lượng 0,5kg, tiết diện đều 0,01cm2. Biết khối lượng riêng và điện trở suất của nhôm là 2700kg/m3 và 2,7.10−8Ωm. Điện trở của dây đó là A. 30Ω. B. 40Ω. C. 50Ω. D. Một giá trị khác. Câu 35: Dây sắp xếp theo thứ tự giảm dần điện trở suất của một số kim loại là A. Vonfram - Đồng - Bạc - Nhôm. B. Vonfram - Nhôm - Đồng - Bạc. C. Vonfram - Bạc - Nhôm - Đồng. D. Vonfram - Bạc - Đồng - Nhôm. Câu 36: Một đoạn dây đồng dài 40m có tiết diện tròn, đường kính 1mm (lấy π = 3,14). Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10−8Ωm. Điện trở của đoạn dây đó là A. R = 0,87Ω. B. R = 0,087Ω. C. R = 0,0087Ω. D. Một giá trị khác. |