Mai Anh Đào | Chat Online
22/12/2021 09:29:50

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới


Bài 1:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

         Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một
ngày không dùng bao bì ni lông”.
       Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi
trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra
hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công
cộng, ao hồ, sông ngòi.
                                                                        (Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy viết về một vấn đề gần gũi, bức
thiết với cuộc sống của con người, đó là vấn đề gì? (1.0 điểm)

2.Cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm)
3.Dựa vào đoạn trích trên, hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni
lông có thể gây nguy hại đối với môi trường. Làm sáng tỏ tác hại của bao bì ni lông đối
với môi trường. (1.5 điểm).
4.Theo em, mỗi người cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? (1.0 điểm)

Bài 2:Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” đã cung cấp cho ta những tri thức khoa học bổ ích. Cuối bức thông điệp này là khẩu hiệu tác động mạnh mẽ tới người đọc.
        Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
       Hãy cùng nhau hành động:
       “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”
                                                              (Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1.Đoạn văn trên đề cập tới vấn đề gì? Kể tên một tác phẩm trong chương
trình Ngữ văn 6 có cùng chủ đề và ghi rõ tên tác giả. (1.0 điểm)
Câu 2.Nêu công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 3.Vì sao văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” được xem là văn
bản nhật dụng? (1.0 điểm)
Câu 4.Lời kêu gọi trong đoạn trích trên cứ vang ngân, như nhắc nhở, như thúc
giục chúng ta. Vậy mỗi chúng ta cần làm gì để hạn chế sử dụng bao bì ni-lông? (1.5 điểm)

Bài 3:Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 - 1945. Ông thành
công ở mảng đề tài về người nông dân. Trong tác phẩm Lão Hạc ông viết.
        Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở
trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ
rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp
người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng
phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết
thật là dữ dội.
                                                                        (Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Em hãy nêu nội dung cơ bản của đoạn trích trên bằng một câu văn. (0.5điểm)
Câu 2. Xác định ngôi kể chuyện của văn bản có chứa đoạn trích trên. Việc lựa
chọn ngôi kể đó có tác dụng như thế nào? (1.0 điểm)
Câu 3. Kết thúc truyện là cái chết của lão Hạc, em hãy cho biết ý nghĩa của cái
chết đó. (1.0 điểm)
Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu chứng minh rằng: Lão
Hạc là người có lòng tự trọng đáng kính. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép (gạch
chân và chú thích rõ). (3.5 điểm)

Bài 4:Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, nhà văn O Hen-ri viết.
       “Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm
hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng
buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình
như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.”
Câu 1. Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh trong đoạn trích
trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1điểm)
Câu 2. Vì sao nói chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác? (1điểm)
Câu 3. Em hãy chỉ ra kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trong tác phẩm. (1 điểm)
Câu 4. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là “bức thông điệp màu xanh” gửi đến người
đọc tình bạn thủy chung cao quý. Em hãy kể tên một tác phẩm khác trong chương trình
Ngữ văn lớp 7 cũng viết về tình bạn (ghi rõ tên tác giả). (0,5 điểm)

          PHẦN II (4 điểm)
     “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn O.Hen-ri. Trong phần
cuối truyện, ông viết:
     “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm,
tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên
bức tường gạch. Đó là chiếc là cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu
xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn
dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.”
Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
Câu 2.Trình bày nội dung chính của đoạn văn. (1 điểm)
Câu 3.Theo em, tại sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Chiếc lá cuối cùng”? (1,5 điểm)
Câu 4.Từ hình ảnh “chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai
mươi bộ” sau “trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một
đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt”, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lòng
dũng cảm trong một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. (1 điểm)

 
Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn