Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V. Dùng bóng đèn trên với hiệu điện thế 6 V. Hiện tượng gì sẽ xảy raCâu 1: Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V. Dùng bóng đèn trên với hiệu điện thế 6 V. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Đèn sáng yếu hơn bình thường. B. Đèn không sáng. C. Đèn sáng mạnh hơn bình thường và sẽ bị cháy. D. Đèn sáng bình thường. Câu 2: Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai? A. I = U/R. B. I = U.R. C. R = U/I D. U = I.R. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và với điện trở của dây B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. Câu 4: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Nếu thay điện trở R bằng R' = 24 Ω. thì cường độ dòng điện qua R' có thể là giá trị nào trong các giá trị sau? A. I = 12 A. B. I = 24 A. C. I = 1 A. D. Một giá trị khác. Câu 5: Cho một mạch điện gồm 3 điện trở có giá trị lần lượt là R1 = 8Ω, R2 = 12Ω, R3 = 6Ω mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 65 V. Cường độ dòng điện qua mạch có thể là A. I = 1,5A. B. I = 2,25A. C. I = 2,5 A. D. I = 3A. Câu 6: Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 36V thì dòng điện chạy qua mạch có cường độ I = 4A. Người ta làm giảm cường độ dòng điện xuống còn 1,5A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở Rx. Giá trị Rx đó có thể nhận kết quả nào trong các kết quả sau? A. Rx = 9Ω B. Rx = 15Ω C. Rx = 24Ω D. Một giá trị khác. Câu 7: Hai điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 10 Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4A. Khẳng định nào sau đây là sai? A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15Ω. B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A. C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60 V. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 20 V. Câu 8: Cho hai điện trở R1 = 12 Ω và R2 = 18Ω được mắc nối tiếp với nhau. Mắc nối tiếp thêm R3 = 20Ω vào đoạn mạch trên, thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới là A. R12 = 32Ω B. R12 = 38Ω C. R12 = 26Ω D. R12 = 50 Ω Câu 9: Có ba điện trở R1 = 15Ω, R2 = 25Ω, R3 = 20Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc thêm vào mạch một điện trở R4. Điện trở R4 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây. A. R4 = 15Ω B. R4 = 25Ω C. R4 = 20Ω D. R4 = 60Ω 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ. B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn. C. Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau. D. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn đó. |