ANH LÊ THI | Chat Online
01/01/2022 10:55:29

Miền Bắc ở độ cao trên 600 - 700 m, miền Nam phải trên độ cao 900 - 1000 m mới có khí hậu cận nhiệt đới chủ yếu vì


Câu 1: Miền Bắc ở độ cao trên 600 - 700 m, miền Nam phải trên độ cao 900 - 1000 m mới có khí hậu cận nhiệt đới chủ yếu vì

A. nhiệt độ trung bình miền Nam cao hơn.                  B. địa hình miền Bắc cao hơn.

C. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.               D. miền Bắc mưa nhiều hơn.

Câu 2: Đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam chủ yếu vì

A. có nền nhiệt độ thấp hơn.                                        B. có nền nhiệt độ cao hơn.

C. có nền địa hình thấp hơn.                                        D. có nền địa hình cao hơn.

Câu 3: Mùa khô ở các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ kéo dài nhất cả nước chủ yếu là do

A. hoạt động của gió phơn khô nóng.                          B. ảnh hưởng của Tín phong đông bắc.

C. địa hình bờ biển không đón gió mùa.                      D. địa hình núi dốc đứng về phía biển.

Câu 4: Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ nước ta trong thời gian từ tháng XI đến tháng IV năm sau là

A. nắng, nóng, trời nhiều mây.                                     B. nắng, ít mây và mưa nhiều.

C. nắng, ổn định, tạnh ráo.                                           D. nắng nóng và mưa nhiều.

Câu 5: Mùa khô ở Bắc Bộ không sâu sắc như ở Nam Bộ nước ta chủ yếu do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc hơn.                          B. sự điều tiết của các hồ chứa nước.

C. nguồn nước ngầm phong phú hơn.                         D. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 6: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do

A. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.          B. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển.

C. ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật.                D. độ cao địa hình và hướng các dãy núi.

Câu 7: Cảnh sắc thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc thay đổi theo mùa do

A. sự phân mùa nóng, lạnh.                                          B. sự phân hóa theo độ cao.

C. sự phân hóa lượng mưa theo mùa.                          D. sự phân hóa theo chiều đông - tây.

Câu 8: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam chủ yếu do

A. nguồn nước ngầm phong phú.                                 B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. sự điều tiết hợp lí của các hồ chứa nước.                D. có hiện tượng mưa phùn cuối mùa đông.

Câu 9: Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Tây Bắc khác với Đông Bắc ở đặc điểm nào sau đây?

A. Mùa đông đến sớm hơn ở vùng núi thấp.               B. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.

C. Mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn.              D. Khí hậu lạnh chủ yếu do gió mùa Đông Bắc.

Câu 10: Dạng thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa dông xuất hiện vào cuối mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là do ảnh hưởng của

A. Tín phong bán cầu Bắc.                                           B. Tín phong bán cầu Nam.

C. gió mùa mùa hạ đến sớm.                                        D. áp thấp nóng phía tây lấn sang.

Câu 11: Điểm khác biệt về khí hậu của Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. mùa mưa ngắn hơn.      B. mùa mưa sớm hơn.       C. khí hậu cận xích đạo.    D. nóng quanh năm.

Câu 12: Tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc Bộ đến Trung Bộ chủ yếu do

A. sự lùi lần vị trí trung bình của dải hội tụ nội chí tuyến.

B. Càng vào Nam càng xa chí tuyến bán cầu Bắc.

C. sự lùi dần mùa mưa nói chung từ Bắc Bộ đến Trung bộ.

D. gió Tây Nam nguồn gốc Nam bán cầu suy yếu.

Câu 13: Điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ với Nam Bộ là

A. khí hậu cận Xích đạo.   B. mùa mưa sớm hơn.       C. mùa mưa muộn hơn.     D. nóng quanh năm.

Câu 14: Vùng phía Nam nước ta không có đai ôn đới gió mùa trên núi vì

A. nằm kề vùng biển rộng.                                           B. không có độ cao trên 2600 m.

C. không có gió mùa Đông Bắc hoạt động.                 D. nằm gần xích đạo.

Câu 15: Mùa mưa ở Tây Nguyên thường diễn ra vào thời gian nào sau đây?

A. Quanh năm.                  B. Mùa xuân.                     C. Mùa hạ.                         D. Thu đông.

Câu 16: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do

A. độ cao địa hình và hướng các dãy núi.                    B. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển.

C. ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật.                D. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.

Câu 17: Tây Nguyên có sự đối lập với đồng bằng ven biển miền Trung về

A. mùa mưa, mùa khô.      B. hướng gió.                     C. mùa nóng, mùa lạnh.     D. mùa bão.

Câu 18: Điểm giống nhau về khí hậu của Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là

A. phân chia hai mùa mưa khô rõ rệt.                          B. mùa mưa lùi dần về thu đông.

C. biên độ nhiệt trung bình năm lớn.                           D. mùa hạ có gió phơn Tây Nam.

Câu 19: Yếu tố nào sau đây thể hiện rõ nhất mối liên hệ giữa thiên nhiên của Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Địa hình.                       B. Khí hậu.                        C. Sông ngòi.                     D. Thực vật.

Câu 20: Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô là do ảnh hưởng của

A. dãy núi Hoành Sơn kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa.

B. dãy núi Trường Sơn kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa.

C. dãy núi Bạch Mã kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa.

D. dãy núi Hoàng Liên Sơn kết hợp với ảnh hưởng của biển.

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn