Nahoya Ngọc Khánh | Chat Online
06/01/2022 20:16:02

Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ


Chủ đề 1 : Vẽ kĩ thuật

Câu 1. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ :

          A. Trên xuống.              B. Trước tới .         C. Trái sang.                  D. Phải sang.

Câu 2. Trên bản vẽ hình chiếu cạnh nằm ở......................hình chiếu đứng

          A. trên.                           B. dưới.                C. bên trái.            D. bên phải.

Câu 3: Khi đọc bản vẽ  phải đọc nội dung gì trước?

A. Hình biểu diễn.          B. Kích thước.      C. Yêu cầu kĩ thuật.        D. Khung tên.

Câu 4. Hình cắt dùng để biểu diễn:

          A. Hình dạng bên trong của vật thể.

          B. Hình dạng bên ngoài của vật thể.

           C. Biểu diễn toàn phần của vật thể.

          D. Chỉ biểu diền một phần của vật thể.

Câu 5. Khi quay .......................một vòng quanh đường kính của hình ta được hình cầu

          A. hình tam giác vuông.  B. nửa hình tròn.   C. hình chữ nhật.  D. hình tròn.

Câu 6. Bản vẽ nào sau đây là bản vẽ xây dựng:

A.Bản vẽ ống lót.                     B. Bản vẽ côn có ren.                                  

C.Bản vẽ nhà một tầng.             D. Bản vẽ bộ vòng đai.

Câu 7. Bản vẽ nào sau đây là bản vẽ cơ khí ?

          A. Bản vẽ ống lót.                        B.Bản vẽ nhà một tầng.

          C. Bản vẽ trường học.                  D.Bản vẽ bệnh viện.

Câu 8: Theo em, tại sao mỗi chiếc máy hoặc thiết bị, nhà sản xuất có kèm theo bản hướng dẫn sử dụng?

A. Tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm.           

B. Giúp sử dụng sản phẩm an toàn.

C. Giúp sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả.     

D. Giúp sử dụng sản phẩm an toàn hoặc hiệu quả.

Câu 9: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào có ren trong?

A. Bóng đèn .         B. Đai ốc.              C. Đinh vít.                    D. Trục ren.

Câu 10. Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu đứng là hình:

     A. Hai hình chữ nhật.              B. Hình tròn.

          C. Hình chữ nhật đứng.            D. Hình chữ nhật nằm ngang.

Câu 11 : Hãy tìm hai chỗ sai trong bản vẽ sau:

     <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->

A. 1 và 2              B. 2 và 3             C. 3 và 4             D. 4 và 1

 

 

Chủ đề 2:Gia công cơ khí

Câu 1: Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại?

A. 1                       B. 2                       C. 3                      D. 4

=> Có 2 loại :là kim loại đen và kim loại màu

Câu 2.Dụng cụ đo chiều dài là :

A. Ke vuông          B. Thước lá           C. ê tô                   D.thước đo góc vạn năng

Câu 3. Dụng cụ dùng để kẹp chặt là :

A. Ke vuông          B. Êtô           C. Tua vít             D. Cờ lê

Câu 4: Kim loại đen là:

          A. Đồng, nhôm     B. Gang, thép       C. Cao su, chất dẻo         D.Sắt, nhôm

Câu 5: Kim loại màu là:

          A. Đồng, nhôm     B. Gang, thép       C. Cao su, chất dẻo         D.Sắt, nhôm

Câu 6:Vật liệu phi kim loại là:

          A. Đồng, nhôm     B. Gang, thép       C. Cao su, chất dẻo         D.Sắt, nhôm

Câu 7:  Để tạo độ nhẵn phẳng trên các bề mặt gia công nên sử dụng?

A. Cưa                  B. Đục                  C. Búa                                     D. Dũa

Câu 8: Để tháo những bu lông đai ốc nên sử dụng:

A. Cờ lê                 B. Búa                  C. Tua vít                                 D. Ê tô

Câu 9: Lõi dây dẫn điện thường được làm bằng :

A. Phi kim loại      B. Chất dẻo nhiệt            C. Kim loại đen     D. Kim loại màu

                                                                                                                

Chủ đề 3: Chi tiết máy và lắp ghép

Câu 1: Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy loại?

A. 2                      B. 3                      C. 4                      D. 5

Câu 2: Các chi tiết thường được ghép với nhau theo mấy kiểu?

A. 1                      B. 2                      C. 3                      D. 4

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối ghép động?

A. Các chi tiết có thể xoay.      

B. Các chi tiết có thể trượt.

C. Các chi tiết không chuyển động tương đối với nhau.

D. Các chi tiết có thể ăn khớp với nhau.

Câu 4. Mối ghép nào ghép được các chi tiết có chiều dày quá lớn:

A. Mối ghép bằng bu lông.                 B. Mối ghép bằng đinh tán.

C. Mối ghép vít cấy.                           D. Mối ghép bằng chốt.

Câu 5: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết có công dụng chung ?

A. Bu lông.           B. Kim máy khâu.          C. Khung xe đạp.            D. Trục khuỷu.

Câu 6: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết có công dụng riêng?

A. Bu lông.           B. Đai ốc.              C. Khung xe đạp.            D. Bánh răng.

Câu 7. Phần tử nào không phải là chi tiết máy:

          A. Lò xo.              B. Khung xe đạp.            C. Bộ ròng rọc.     D. Đai ốc.

Câu 8. Phần tử nào là chi tiết máy:

          A. Mảnh vỡ máy.  B. Bộ vòng đai.               C. Bộ ròng rọc.     D. Đai ốc.

Câu  9 : Nhóm sản phẩm nào sau đây được hình thành từ mối ghép động?

       A.Ghế xếp, bộ pittông-xilanh.                            B.Khung cửa nhôm, bộ bulông-đai ốc.

       C.Vòng bi, ghép vít cấy.                                  D.Đinh tán, sóng trượt-rãnh trượt.

Câu 10. Mối ghép nào dùng để ghép các chi tiết chịu lực nhỏ:

A. Mối ghép bằng bu lông.                 B. Mối ghép bằng đinh tán.

C. Mối ghép vít cấy.                           D. Mối ghép đinh vít.

 

Chủ đề 4: Truyền và biến đổi chuyển động

 

Câu 1: Cấu tạo của bộ truyền động đai gồm:

          A. Bánh dẫn và bánh bị dẫn.                        B. Đĩa dẫn và đĩa bị dẫn.

          C. Bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.            D. Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn và dây xích.

Câu 2: Cấu tạo của bộ truyền động xích gồm:

          A. Bánh dẫn và bánh bị dẫn.                         B. Đĩa dẫn và đĩa bị dẫn.

          C. Bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.            D. Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn và dây xích.

Câu 3: Các bộ phận trong máy có:

A. Duy nhất một dạng chuyển động.                      B. Có 2 dạng chuyển động.

C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau.             D. Đáp án khác.

Câu 4: Chuyển động của con trượt trong cơ cấu tau quay con trượt là

A. Chuyển động lắc.                                              B. Chuyển động quay tròn.

C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau.             D. Chuyển động tịnh tiến.

Câu 5 : Ưu điểm của bộ truyền động bánh răng là gì?

          A. Cấu tạo đơn giản.                 C. Làm việc êm.

          B. Tỉ số truyền ổn định.            D.Làm việc ồn.

Câu 6: Ưu điểm của bộ truyền động đai là gì?

          A. Cấu tạo phức tạp.                 C. Làm việc êm.

          B. Tỉ số truyền ổn định.            D.Làm việc ồn.

Câu 7 : Trong một cơ cấu truyền động  khi bánh bị dẫn chuyển động chậm hơn bánh dẫn thì tỉ số truyền i là:

       A. i =1            B. i >1                            C. i < 1                           D. i = 0

Câu 8 : Trong một cơ cấu truyền động  khi bánh bị dẫn chuyển động nhanh hơn bánh dẫn thì tỉ số truyền i là:

       A. i =1            B. i >1                            C. i < 1                           D. i = 0

Câu 10 : Bánh dẫn của bộ truyền đai quay với tốc độ n1=900 vòng/phút, có tỉ số truyền i=1/2 thì bánh bị dẫn sẽ quay với tốc độ n2 bằng bao nhiêu?

 

Câu 11 : Đĩa xích của chiếc xe đạp có 10 răng, đĩa líp có 20 răng  nếu đĩa xích quay 10 vòng thì đĩa líp sẽ quay bao nhiêu vòng? 
       PLEASEEEEEEEEEE.....GIÚP EM VỚI

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn