Nhân vật trong truyện cổ tích thường có Thần, Tiên, Bụt,…Em hãy kể tên các vị thần trong truyện này và cho biết nhiệm vụ của họCÁC BẠN ĐỌC TRUYỆN CHUM VÀNG Ở NÚI MA THIÊNG Ở TRÊN MIK GỬI RỒI TRẢ LỜI CÂU HỎI GIÚP MIK NHA. CÂU HỎI:1. Nhân vật trong truyện cổ tích thường có Thần, Tiên, Bụt,…Em hãy kể tên các vị thần trong truyện này và cho biết nhiệm vụ của họ. 2. Truyện có ngụ ý chê trách ai? 3. Việc Ngọc Hoàng thưởng vàng cho những gia đình có nhiều con trai phản ánh quan niệm của người xưa: nhà đông con trai là tốt. Quan niệm ấy có còn phù hợp với xã hội ngày nay không? 4. Trong các thể loại truyện dân gian, thần thoại là thể loại có nhân vật là các vị thần. Truyện Chum vàng ở núi Ma Thiêng cũng có nhân vật là các vị thần, theo em, vì sao truyện này không được xếp vào thể loại thần thoại? ----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- VĂN BẢN 2 CHUM VÀNG Ở NÚI MA THIÊNG Tục truyền, ngày xưa, toàn bộ vùng Cây Gáo: do thần Thượng Ngàn Cao Sơn Đại Vương cai quản. Thần cư ngụ trên đình núi Ma Thiêng để đón linh hồn những người có tài đức xuất chúng. Mỗi khi có một người như thế qua đời, thần có trách nhiệm mở cửa để tinh anh của người chết bay vào trong động. Mỗi lần đóng cửa động, núi rừng vang động ầm ầm như sắm dây. Trong giữa lòng núi có một cái chum đựng toàn vàng khối, chiếu ảnh sáng rực rỡ cả vùng núi chung quanh. Ngọc Hoàng ra lệnh cho thần Thượng Ngàn phải canh giữ kho vàng ấy để dành riêng cho gia đình nào chỉ có một vợ một chồng sinh được mười đứa con trai. Gia đình nào đạt đúng điều kiện như vậy thì cứ việc kéo nhau lên núi khiêng nắp chum ra mà lấy vàng. Năm nọ, có một gia đình biết được câu chuyện huyền bí này, dẫn con lên núi tìm vàng. Thấy được chum, mười đứa con xúm nhau khiêng nắp. Nhưng nắp chum chỉ hé lên được chín góc còn một góc vẫn dính chặt vào miệng chum. Chúng cỔ sức làm đủ cách, nhưng vẫn không sao gỡ được nắp chum. Cuối cùng, họ đành dắt nhau ra về. Về sau, người ta mới biết gia đình đó chỉ có chín đứa con ruột và một đứa con nuôi. Từ đó đến nay, chum vàng ấy vẫn còn nguyên trong lòng núi và cũng chưa có ai tò mò tìm kiếm nữa. (Theo Tổng tập Văn học dân gian Nam Bộ, Truyện kế dân gian Nam Bộ, quyễn 1, NXB Văn hoa – Văn nghệ, 2020) |