... | Chat Online
12/01/2022 08:59:23

Đứng trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên con người cần dựa vào nhân tố nào sau đây?


Câu 1: Đứng trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên con người cần dựa vào nhân tố nào sau đây?

A. Nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.   B. Nguồn năng lượng tái tạo.

C. Hệ thống máy tự động. D. Công cụ sản xuất mới.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học hiện đại ngày nay là do

A. đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.

B. kế thừa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII.

C. bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt thiên nhiên.

D. yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì "chiến tranh lạnh".

Câu 3: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ 2 là:

A. Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ.

B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

D. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

Câu 4: Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dưới đây?

A. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

C. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

D. Liên hợp quốc (UN).

Câu 5: Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên và mỗi năm họp một lần?

A. Hội đồng Bảo an.          B. Ban Thư kí.            C. Đại hội đồng.         D. Hội đồng Quản thác.

Câu 6: “Trật tự hai cực I-an-ta” bị sụp đổ là do:

A. Xô-Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang.

B. Nhật Bản đã vượt xa Xô-Mĩ về khoa học kĩ thuật.

C. Các nước Tây Âu đã vượt xa Xô-Mĩ về khoa học kĩ thuật.

D. Xô-Mĩ mất dần vai trò của mình so với các nước khác.

Câu 7: “Chiến tranh lạnh” là

A. chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước Tây Âu đối với các nước XHCN

B. chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc đối với các nước XHCN

C. chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước Tây Âu đối với các nước TBCN.

D. chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước Đông Âu đối với các nước XHCN.

Câu 8: Mục tiêu của "chiến tranh lạnh" là gì?

A. Mĩ chống Liên Xô và các nước XHCN.
     B. Chống lại sự ảnh hưởng của Liên Xô.
     C. Phá hoại phong trào cách mạng thế giới.
     D. Mĩ lôi kéo các nước Đồng minh của mình chống Liên Xô.
Câu 9: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật bắt nguồn từ

A. vnhững năm 70 của thế kỉ XX. B. những năm 60 của thế kỉ XX

C. những năm 40 của thế kỉ XX    D. những năm 50 của thế kỉ XX.

Câu 10: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên?

A. Pháp.     B. Anh.           C. Liên Xô.     D. Mĩ.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Các nước phát xít Đức, Italia ký văn kiện đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

B. Các nước Đồng minh thỏa thuận khu vực đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng

C. Các nước Đồng minh thỏa thuận chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức.

D. Các nước Đồng minh đàm phán, ký kết các hiệp ước với các nước bại trận.

Câu 12: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

A. Phát minh hóa học.        B. Tạo ra công cụ lao động mới.

C. Phát minh sinh học.       D. “Cách mạng xanh”.

Câu 13: Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nào?

A. Công nghệ thông tin.    B. Khoa học cơ bản

C. Thông tin liên lạc và giao thông.           D. Nông nghiệp

Câu 14: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?

A. 10.         B. 15.  C. 5.    D. 7.

Câu 15: Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây?

A. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.        B. Anh, Pháp, Đức.

C. Anh, Pháp, Mĩ.  D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 16: Mĩ chính thức phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” nhằm mục đích gì?

A. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.

B. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Chống phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.

D. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 17: Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại nữa sau thế kỉ XX với cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XVIII là gì?

A. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.

D. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại.

Câu 18: Nhận xét nào dưới đây là đúng về hạn chế chủ yếu nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Nạn khủng bố gây nên tình trạng căng thẳng

B. Gây nên những áp lực lớn trong công việc của người lao động.

C. Chế tạo vũ khí hiện đại có sức công pha và hủy diệt lớn.

D. Phát minh ra nhiều máy móc đe dọa đến sự mất việc làm của con người

Câu 19: Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương?

A. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.

B. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

C. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.

D. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.

Câu 20: Một trong những tác động của của cách mạng khoa hoc – kĩ thuật hiện đại đối với thế giới là gì?

A. Sự phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.

B. Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế.

C. Hình thành và phát triển xu thế toàn cầu hóa.

D. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế quốc tế.

Câu 21: Tại sao gọi là cách mạng khoa học công nghệ?

A. Công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật.

B. Với sự ra đời của các loại máy móc tiên tiến.

C. Với sự ra đời của hệ thống các công trình kĩ thuật.

D. Cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về kĩ thuật.

Câu 22: Đặc điểm điểm cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay là gì?

A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

D. Diễn ra trên nhiều nhiều lĩnh vực với  qui mô lớn với tốc độ nhanh.

Câu 23: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ là

A. Liên Xô.            B. Nhật Bản.   C. Mĩ.  D. Trung Quốc.

Câu 24: Sau “Chiến tranh lạnh”, dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc:

A. lấy quân sự làm trọng điểm.      B. lấy chính trị làm trọng điểm.

C. lấy kinh tế làm trọng điểm.        D. lấy giáo dục, văn hóa làm trọng điểm.

Câu 25: Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?       

       A. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.

     B. Gây ra tai nạn lao động , tai nạn giao thông.

     C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.

     D. Gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt loài người.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.

Câu 27: Đặc trưng cơ bản của cách mạng kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Cải tiến việc phân công lao động.         B. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.

C. Cải tiến, hoàn thiện những công cụ sản xuất.   D. Cải tiến việc quản lí sản xuất.

Câu 28: Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

B. Mĩ vương lên trở thành siêu cường duy nhất.

C. Thế giới bị chia thành hai cực, hai phe.

D. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được hình thành.

Câu 29: Một trong những mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là

A. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C. khắc phục hậu quả sau chiến tranh.

D. giúp đỡ các nước thành viên về kinh tế, văn hóa.

Câu 30: Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới?

A. Vật lí học           B. Sinh học     C. Toán học    D. Hóa học

Câu 31: Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.

Câu 32: Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?

A. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.

B. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.

C. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.

D. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.

Câu 33: Cơ sở dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ đó là:

A. Mâu thuẫn về hệ tư tưởng giữa hai chế độ chính trị

B. Mâu thuẫn về phân chia khu vực ảnh hưởng tại hội nghị Ian-ta

C. Tranh giành ảnh hưởng trên thế giới.

D. Những mâu thuẫn về kinh tế không được giải quyết

Câu 34: Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?

A. Hòa nhập nhưng không hòa tan.

B. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.

C. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.

D. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

Câu 35: Nội dung nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế.

B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

C. Hợp tác có hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục.

D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn