Đối tượng của di truyền học là gìCâu 21 Đối tượng của di truyền học là gì? (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. Các loài sinh vật. B. Bản chất và tính qui luật của di truyền và biến dị. C. Cơ chế và qui luật của di truyền và biến dị. D. Đậu Hà Lan. Câu 22 Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. 7. B. 42. C. 14. D. 28. Câu 23 Quá trình tái bản ADN dựa trên nguyên tắc nào? (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc bảo tồn. C. Nguyên tắc bán bảo tồn. D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Câu 24 Những tác nhân gây đột biến gen. (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào. B. Do sự phân li không đồng đều của NST. C. Do NST bị tác động cơ học. D. Do sự phân li đồng đều của NST. Câu 25 Tính trạng tương phản là (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau. B. những tính trạng số lượng và chất lượng. C. các tính trạng khác biệt nhau. D. tính trạng do một cặp alen quy định. Câu 26 Chức năng của ADN là (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. Lưu giữ và truyền đạt thông tin. B. Truyền đạt thông tin. C. Tham gia cấu trúc của NST. D. Lưu giữ thông tin. Câu 27 Trong thí nghiệm hai cặp tính trạng, Menđen cho F1 (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. lai với bố mẹ. B. lai với vàng, nhăn. C. tự thụ phấn. D. lai với xanh, nhăn. Câu 28 Tính đặc thù của DNA mỗi loài được thể hiện ở (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. Chứa nhiều gen. B. Số lượng ADN. C. Tỉ lệ (A+T)/(G+X). D. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit. Câu 29 Trường hợp cá thể cái thuộc giới dị giao tử, cá thể đực thuộc giới đồng giao tử xuất hiện ở (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. mèo. B. bướm tằm. C. ruồi giấm. D. vượn. Câu 30 Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa? (Chỉ được chọn 1 đáp án) A. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào. B. Vì lúc này ADN nhân đôi xong. C. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa. D. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa. |