Thành ngữ nào có nghĩa là “người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kì diệu, to lớn.”LUYỆN ĐỀ GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 1 Phần I. Tiếng Việt ( 2,0 điểm) Câu 1. Từ nào sau đây là từ láy? A. Xanh thẳm B. Xanh xao C. Xanh biếc D. Xanh tốt Câu 2. Thành ngữ nào có nghĩa là “người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kì diệu, to lớn.” A. hô mưa, gọi gió. B. ăn to nói lớn C. bóc ngắn cắn dài D. lên thác xuống ghềnh Câu 3: Đoạn thơ sử dụng phép tu từ nào? “Bao giờ cho tới mùa thu (Nguyễn Duy) A. So sánh, ẩn dụ B. So sánh, nhân hóa C. Nhân hóa, điệp ngữ. D. Điệp ngữ, ẩn dụ. Câu 4: Từ nào là từ Hán Việt A. Vua cha B. Trời đất C. Thiên địa D. Ruộng đồng. Câu 5: Trong các từ sau, yếu tố “đồng” ở trường hợp nào có nghĩa là “trẻ em” A. Đồng bào B. Trống đồng C. Đồng âm D. Đồng thoại Câu 6: Câu văn “Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương” có mấy cụm động từ: A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 7: Một trong những công dụng của dấu chấm phẩy là: A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. C. Đánh dấu thành phần chú thích cho câu D. Đánh dấu câu đã kết thúc Câu 8: Dấu chấm phẩy trong câu “Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. ” dùng để: A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của phép liệt kê, cụ thể ngăn cách 2 cụm chủ vị trong câu ghép. B. Đánh dấu ranh giới thành phần trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ. C. Báo hiệu lời nói của nhân vật. D. Làm cho câu văn nhịp nhàng. Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu “...Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô [2], khỏe mạnh như thần. Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở. – Sao chàng bỏ thiếp [3] mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ? Lạc Long Quân nói: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán [4] khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường. [...] Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên. (Trích truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, theo Nguyễn Đổng Chi kể) Câu 1. Xác định thể loại và ngôi kể của văn bản có đoạn trích trên. Câu 2. Chuyện Âu Cơ sinh nở có những điểm gì kì lạ? Câu 3. Những chi tiết hoang đường kì ảo trong trong đoạn truyện có ý nghĩa gì? Câu 4. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, em rút ra cho mình những bài học nào?
Phần III. Làm văn ( 6,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về một chi tiết trong truyện truyền thuyết mà em yêu thích. Câu 2 (4.0 điểm): Hãy viết bài văn thuyết minh về một lễ hội văn hóa dân gian mà em được tham gia hoặc tìm hiểu.
|